Lan tỏa tính nhân văn từ chính sách hỗ trợ bậc học Mầm non

Thứ tư - 19/12/2018 21:58 423 0
GD&TĐ - Ngay sau khi Nghị định 06/2018/NĐ-CP (hỗ trợ ăn trưa trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non) có hiệu lực thi hành, các Sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản, phối hợp với các sở, ngành để hướng dẫn địa phương thực hiện.
Lan tỏa tính nhân văn từ chính sách hỗ trợ bậc học Mầm non

Đã có 59/63 tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định. Sở GD&ĐT các tỉnh đã phối hợp tốt với các sở, ngành để hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các địa phương thực hiện chính sách cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Tuy rằng, đến thời điểm hiện nay còn 26 tỉnh còn khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai, nhưng phải nói rằng, tinh thần Nghị định 06 đã lan tỏa rộng khắp tính nhân văn và giá trị thực tiễn.

Nói như Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định 06/2018/NĐ-CP được tổ chức mới đây tại TP Bắc Ninh: Đây là niềm vui lớn đối với trẻ em vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giáo viên mầm non. Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ đã góp phần huy động tốt hơn trẻ ra lớp, việc thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non cũng động viên khích lệ nhà giáo gắn bó và yêu nghề hơn.

Nhà giáo Nguyễn Thị Thúy – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh - tâm sự: “Gần 20 năm gắn bó với giáo dục, từ những ngày làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đến nay trực tiếp phụ trách lĩnh vực mầm non, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP thực là niềm vui lớn đối với các cháu mẫu giáo và giáo viên ở địa bàn khó khăn. Có đến những vùng sâu, vùng xa mới cảm nhận được tính nhân văn của Nghị định. Đời sống người dân khó khăn, việc huy động trẻ đi học là việc luôn khó đối với các nhà trường.

Trước đây, các cháu đi học phải đóng tiền ăn, lương của các cô là học phí... để thuyết phục trẻ ra lớp, các cô giáo phải ứng cả đồng lương vô cùng ít ỏi của mình để cha mẹ các cháu cho con đi học. Cũng vậy, lương quá thấp lại không ổn định do không được xếp vào diện viên chức, nên dù yêu nghề đến mấy những các cô giáo cũng không khỏi chạnh lòng với các đồng nghiệp khác. Từ ngày Nghị định số 06/2018/NĐ-CP có hiệu lực ở Quảng Ninh chúng tôi, các sở, ban, ngành cùng triển khai quyết liệt, các cháu học sinh được Nhà nước hỗ trợ ăn trưa, cô giáo mầm non được chính thức xếp vào biên chế không phân biệt trường công – tư, đây là niềm vui lớn đối với các cô giáo và phụ huynh học sinh”.

Lan tỏa tính nhân văn từ chính sách hỗ trợ bậc học Mầm non - Ảnh minh hoạ 2
  • Giáo viên mầm non chăm sóc bữa ăn cho trẻ tại Trường Mầm non Hoa Sen (huyện Cam Lộ, Quảng Trị)

Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Nam Định Phạm Văn Quyến nhớ lại: “Những cô giáo mầm non luôn là đối tượng thiệt thòi nhất. Như ở Hải Hậu, tiếng là huyện có điều kiện kinh tế phát triển, nhưng có ai biết nhiều gia đình làm nghề đi biển thu nhập bấp bênh, phần lớn đều là hộ nghèo. Con gửi trường mầm non, lương cô giáo hưởng từ học phí thu từ bố mẹ các cháu. Nhưng đi biển làm thuê có chuyến được, có chuyến mất, cảnh phụ huynh thiếu tiền học phí nộp cho con không phải là chuyện hiếm.

Thế nên, lương thì đã thấp, cảnh cô giáo bị nợ lương do trường chưa thu học phí được của các cháu là điều thực sự đau lòng đối với các cấp quản lý. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP đưa giáo viên mầm non vào diện biên chế hưởng lương ngân sách thực sự là niềm vui lớn không chỉ đối với giáo viên mà đối với cả chúng tôi, những người làm công tác quản lý”.

Còn theo Vụ trưởng Vụ GD Mầm non Nguyễn Bá Minh: Việc hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non đã giúp duy trì tỷ lệ chuyên cần và tỷ lệ học 2 buổi/ngày, đặc biệt đối với đối tượng trẻ em thuộc gia đình hộ nghèo, trẻ vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp duy trì vững chắc việc thực hiện phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở GDMN.

Đối với giáo viên thuộc đối tượng hợp đồng lao động, chính sách chuyển xếp lương và được hưởng chế độ như giáo viên là viên chức (biên chế), giúp giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo chất lượng phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi bền vững. Tính nhân văn của Nghị định 06 là vô cùng lớn, đã phần nào giúp giáo viên ổn định tư tưởng, cải thiện đời sống, từ đó nâng cao lòng yêu nghề, gắn bó với điểm trường lẻ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ đó được nâng lên đáng kể.

Tác giả bài viết: Ngọc Dư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay19,289
  • Tháng hiện tại297,419
  • Tổng lượt truy cập51,653,378
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944