Lãnh đạo Bộ GD&ĐT làm rõ về một số nội dung được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm

Thứ tư - 11/05/2022 05:01 100 0
GD&TĐ - Tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (chiều 11/5), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có ý kiến làm rõ về một số nội dung được đại biểu và cử tri quan tâm.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT làm rõ về một số nội dung được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm

Trao đổi về lý do Bộ GD&ĐT chưa xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Thứ trưởng cho biết: Nghị định này được ban hành trên cơ sở sửa đổi Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP với 6 chương, 33 điều hướng dẫn khá chi tiết về đối tượng áp dụng và các quy định liên quan.

Thứ trưởng trao đổi, nếu thấy cần thiết, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Trước mắt, Bộ thấy chưa cần thiết phải xây dựng thông tư hướng dẫn Nghị định này.

Về vấn đề học sinh trở lại trường học trực tiếp, theo Thứ trưởng, ở giai đoạn trước nhiều phụ huynh lo lắng khi cho con em mình trở lại trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này phụ huynh và học sinh đã yên tâm, tâm lý ổn định. Các trường đã chủ động bù đắp kiến thức cho học sinh khi các em trở lại lớp học truyền thống.

Thứ trưởng chia sẻ, với các lớp cuối cấp, có thể kết thúc năm học vào ngày 31/5, các khối lớp còn lại, các trường, địa phương sẽ căn cứ vào thực tế và có thể kết thúc năm học muộn hơn để bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.

Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2022, Thứ trưởng trao đổi: khác với những năm trước là Kỳ thi THPT quốc gia; đây là năm thứ 3 tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến với kỳ thi này, thí sinh có gần 3 năm học tập trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản hướng dẫn điều chỉnh chương trình theo hướng tinh giản để phù hợp với thực tiễn khách quan.

Theo đó, vấn đề đặt ra là, đề thi cần bảo phù hợp với điều kiện dạy – học và bảo đảm yếu tố của một kỳ thi tốt nghiệp THPT, đánh giá được chất lượng dạy - học của các nhà trường, nhưng cũng có tính phân hoá nhất định.

Theo Thứ trưởng, năm nay, cũng có một số đơn vị tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh nhằm lựa chọn được những thí sinh phù hợp.

Về tiêm vắc-xin cho học sinh đã đạt được kết quả khả quan nên khá yên tâm.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại290,126
  • Tổng lượt truy cập51,646,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944