Nhiều cơ hội cho học sinh học tốt nghiệp THCS
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019 nước ta có khoảng 650.000 thí sinh xét tuyển vào đại học, số học lượng còn lại chỉ xét công nhận tốt nghiệp, sau đó sẽ lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực của bản thân.
Ở cấp trung học cơ sở, sau khi tốt nghiệp lớp 9, học sinh trong cả nước cũng có những hướng đi nhất định. Đại đa số các em sẽ tiếp tục con đường học vấn ở cấp THPT. Tuy nhiên, có không ít các em học sinh hiện nay chọn cho mình con đường học nghề để nhanh chóng gia nhập thị trường lao động.Áp lực phải thi vào các trường công lập ở cấp THPT là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh cảm thấy quá sức vì tỉ lệ chọi khá cao và không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tiếp.
Tại TP.HCM, với chỉ tiêu tuyển sinh tại các trường công lập trên địa bàn là 68.690 trong khi số thí sinh dự thi là 86.881 em, số lượng học sinh ngoài công lập ước tính khoảng 20.000. Lúc này, một số em không có cơ hội đậu vào các trường công có thể chọn học tại các trường tư thục hoặc theo giải pháp phân luồng giáo dục là chọn học nghề theo xu thế hiện nay.
Quy mô học sinh theo các bậc học ở nước ta năm học 2018 - 2019 - Ảnh: Internet |
Chủ chương giáo dục nước ta nói chung và tại TP.HCM nói riêng đến năm 2020 ghi nhận xu hướng phân luồng để giảm thiểu ách tắc. Theo đó, khoảng 70% học sinh tốt nghiệp THCS theo học lớp 10 công lập, 30% học sinh lựa chọn theo học chương trình tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và đặc biệt là các trường trung cấp nghề.
Trong đó, hình thức “học nước rút”, tốt nghiệp THCS và theo học trung cấp là phương án học tập hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi tại các nước phương tây với thời gian học ngắn, tiết kiệm chi phí học tập. Đây chính là sự phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại.
Chương trình 9+ mang tính tất yếu của xu thế
Hình thức “học nước rút”, tốt nghiệp THCS và theo học trung cấp là phương án học tập hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi tại các nước phương tây với thời gian học ngắn, tiết kiệm chi phí học tập.
Có thể nhận thấy trên thực tế, năng lực học tập của mỗi học sinh là hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, điều kiện gia đình, hoàn cảnh kinh tế cũng tác động tới hướng đi của các em sau khi tốt nghiệp bậc THCS. Không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tiếp bậc THPT và 4 – 5 năm đại học rồi mới tốt nghiệp ra trường, tìm kiếm việc làm.
Chương trình đào tạo trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ hệ trung cấp cho học sinh bậc THCS (chương trình đào tạo 9+) chính là con đường mới cho các em học sinh chọn lựa việc học tập văn hóa song song với việc học nghề để sớm gia nhập vào thị trường lao động.Đi làm sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoàn toàn không lấy đi cơ hội học tập của sinh viên. Với con đường này, nhiều học sinh vừa có điều kiện tiếp xúc với nghề nghiệp từ sớm nhằm tạo ra nguồn thu nhập ổn định trang trải cuộc sống vừa có cơ hội học liên thông lên những bậc học cao hơn.
Tuy nhiên ở nước ta, quan điểm giáo dục theo hướng đi này chưa thực sự nhận được sự đồng thuận của nhiều bậc phụ huynh. Đại đa số cha mẹ đều muốn con mình đỗ vào đại học sau 12 năm đèn sách. Quan niệm này cần được nhìn nhận và thay đổi để bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội.
Bà Nguyễn Thị Diệu Anh – Hiệu trường Trường Cao đẳng Vạn Xuân cho biết: “Trong thị trường lao động thời đại công nghệ số 4.0, các doanh nghiệp chủ yếu coi trọng năng lực làm việc, thái độ làm việc hơn bằng cấp của các ứng viên khi xây dựng nguồn nhân lực.
Tại trường Cao đẳng Vạn Xuân, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết theo lĩnh vực đảm bảo cho chuẩn đầu ra và cung cứng nguồn nhân lực tức thời cho thị trường lao động.
Giá trị cốt lõi của trường cũng hướng đến mục đích học tập mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) khởi xướng: “Học để biết - Học đề làm - Học để làm người”.
Ngoài mục tiêu học lên cấp THPT, sinh viên tốt nghiệp THCS có thể chọn phương án học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng trong cả nước |
Bà Nguyễn Thị Diệu Anh cho biết thêm, sinh viên theo học trường Cao đẳng Vạn Xuân – thành viên của hệ thống Giáo dục Hùng Hậu (HEDU) còn có lợi thế hoàn tất chương trình học Trung cấp trong 5 học kỳ, học xong hệ Cao đẳng trong 7 học kỳ và có thể học tiếp chương trình Đại học trong hệ thống.
Có thể thấy, việc phân luồng học sinh ngay sau bậc học THCS là tính tất yếu trong quá trình phân hóa nguồn lực xã hội. Xu hướng này vừa giảm nguy cơ lãng phí nguồn lực với tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, vừa giúp nhiều học sinh có thêm sự lựa chọn thích hợp. Tất cả nhằm mục đích “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có thể tạo ra giá trị nhất định cho bản thân và xã hội.