Năm 2020: “Giáo dục đại học sẽ phát triển nhanh hơn”

Thứ bảy - 01/02/2020 21:43 475 0
GD&TĐ - Năm 2019 khép lại với những tín hiệu khởi sắc của giáo dục ĐH, trong đó nổi bật nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) khi xuất hiện...
Năm 2020: “Giáo dục đại học sẽ phát triển nhanh hơn”

Nhân dịp xuân mới Canh Tý, Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trò chuyện với GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU.

- Theo ông, những thành tích, những tín hiệu tích cực đáng ghi nhận của TDTU nói riêng và giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam nói chung trong năm 2019 là gì?

Trong năm 2019, GDĐH Việt Nam có rất nhiều khởi sắc. Thứ nhất, tự chủ ĐH đã phát triển mạnh, ít nhất là ở 23 cơ sở GDĐH và đang lan rộng sang nhiều đại học công lập còn lại. Thứ hai, một số đại học đã được xếp hạng vào nhóm những đại học xuất sắc của thế giới và châu Á như: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, Trường ĐH Cần Thơ, và Trường ĐH Duy Tân.

Các đại học Việt Nam nói chung trong các bảng xếp hạng đa số đã tăng trưởng so với năm 2018. Rõ ràng là GDĐH Việt Nam đã tiến lên khá nhanh ở phạm vi khu vực và thế giới. Trong số này, TDTU tăng trưởng ngoạn mục nhất: Tăng 84 bậc để đứng vị trí 207 trong Top 500 đại học tốt nhất châu Á; tăng 462 bậc để đứng vị trí 960 thế giới trong Bảng xếp hạng đại học theo thành tựu học thuật (URAP); là đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam vào Top 1.000 đại học xuất sắc nhất thế giới của Bảng xếp hạng đại học Thượng Hải (ARWU) 2019, vốn được xem là khó nhất. Ngoài ra, theo Web of Science, TDTU đứng số 1 Việt Nam và thuộc Top 25 cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu Đông Nam Á.

Năm 2020: “Giáo dục đại học sẽ phát triển nhanh hơn” - Ảnh minh hoạ 2GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng TDTU. Ảnh: TG

TDTU cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam được xếp Top 200 đại học phát triển bền vững nhất thế giới bởi UI GreenMetric; và Top 200 đại học có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu (theo Times Higher Education University Impact Rankings).

TDTU có mặt trong tất cả các bảng xếp hạng này, cũng như sự tăng hạng nhanh chóng là minh chứng cho sự quản trị đại học xuất sắc, phát triển đúng hướng và bền vững. Đây cũng là thành tựu đáng mừng cho cả hệ thống GDĐH Việt Nam.

Số ĐH Việt Nam tham gia kiểm định trường học, kiểm định chương trình bởi các tổ chức kiểm định GDĐH quốc tế như HCERES, AUN-QA… cũng tăng lên; chứng minh rằng GDĐH Việt Nam đã coi trọng tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển. Đây là điều rất đáng quý bởi mới 5 năm trước đây thôi, đa số các đại học tự thỏa mãn với các đánh giá, kiểm định trong nước; thích “ta tắm ao ta” cho dễ dàng, đỡ suy nghĩ, không phải nhọc nhằn. Sự thay đổi quan điểm này là cả một bước tiến vĩ đại nếu so sánh với những gì từng là thói quen lâu dài của GDĐH Việt Nam cách đây 10 năm, 15 năm trước.

Sự kiện đáng mừng nữa là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018/QH14) bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2019 sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ tự chủ ĐH. Có thể đây đó còn những trở ngại, những văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành chưa kịp thời; nhưng tự chủ ĐH theo Luật đang là con đường mà cả nước cùng đi, cùng tiến về phía trước. Do đó, một vài trở ngại có thể gây ra rủi ro và trì trệ tạm thời, nhưng cản trở nhu cầu tự chủ của cả hệ thống GDĐH Việt Nam là hoàn toàn không thể.

- Những kỳ vọng của ông về GDĐH trong năm 2020?

- Chúng tôi không chỉ kỳ vọng mà còn tin, không riêng TDTU, mà cả GDĐH Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn nữa trên con đường trở thành những ĐH đẳng cấp quốc tế như ĐH ở các nước tiên tiến.

Cơ sở nào cho điều này? Chúng ta đã có TDTU, một ĐH tự chủ hoàn toàn trong đầu tư và chi thường xuyên từ khi thành lập đến nay. Nhà trường không nhận tài trợ quan trọng nào từ bên ngoài, không ngân sách Nhà nước. Chỉ bằng cơ chế tự chủ và quản trị đại học xuất sắc, trong vòng 22 năm, TDTU đã trở thành đại học số 1 Việt Nam và được xếp vào Top 1000 đại học xuất sắc của thế giới bởi cả ARWU và URAP. Như vậy, tiền hay ngân sách Nhà nước không phải là điều quan trọng nhất để trở thành ĐH đẳng cấp thế giới, mà chính là cơ chế và năng lực quản trị.

Cơ chế thì chúng ta đã có Luật 34/2018/QH14. Chúng ta đang mong chờ một số Luật khác cũng nhanh chóng được sửa theo chỉ đạo của Nghị quyết 19/NQ-TW, đồng bộ với Luật số 34/2018. Trong thời gian quá độ này, cần cho thí điểm để các đại học có thể vận dụng nhằm tiếp tục có đột phá trong cả quản trị lẫn xây dựng cơ chế nội bộ. Một khi điều này được làm khẩn trương trong năm 2020 thì chắc chắn sẽ thêm nhiều ĐH Việt Nam nữa vào Top những ĐH xuất sắc của thế giới, cũng như sẽ có nhiều sự thăng hạng ngoạn mục trong các bảng này.

- Xin cảm ơn ông!

Công Chương (Thực hiện)

Tác giả bài viết: Công Chương (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập752
  • Hôm nay38,818
  • Tháng hiện tại316,948
  • Tổng lượt truy cập51,672,907
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944