Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học cho trẻ dân tộc thiểu số

Thứ tư - 27/04/2022 08:49 204 0
GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, Dự án “Chúng tôi có thể” đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học tập của trẻ em vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái, tại các trường THCS.
Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học cho trẻ dân tộc thiểu số

Hội thảo tổng kết Dự án này đã được tổ chức tại Sóc Trăng (ngày 9/4), Hà Giang (ngày 16/4) và Ninh Thuận (ngày 23/4) vừa qua.

“Chúng tôi có thể” là dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) phối hợp với UNESCO, Ủy ban Dân tộc thực hiện, triển khai tại tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng, với sự tài trợ của tập đoàn CJ của Hàn Quốc thông qua Quỹ Malala của UNESCO về Quyền học tập của trẻ em gái. Có tổng số 24 trường THCS thuộc 3 tỉnh trên tham gia Dự án với đối tượng thụ hưởng là học sinh THCS các vùng dân tộc thiểu số, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh học sinh và thành viên cộng đồng ở ba tỉnh.

Được triển khai từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2022, Dự án nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học tập của trẻ em vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái tại các trường THCS; đồng thời, tăng cường cơ hội việc làm cho trẻ em gái, phụ nữ dân tộc thiểu số.

Chia sẻ về kết quả cụ thể của Dự án, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết: Dự án đã tổ chức biên soạn tài liệu và bồi dưỡng cho 2.388 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tại 3 tỉnh về tư vấn học đường, bao gồm tư vấn về bạo lực học đường trên cơ sở giới.

Năm học 2020-2021, ở 24 trường, các thầy cô đã tư vấn cho 7.124 học sinh, (trong đó có 3,741 học sinh nữ), với các hoạt động tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm.

Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục và hoàn thành việc học cho trẻ dân tộc thiểu số - Ảnh minh hoạ 2
Tổng kết Dự án "Chúng tôi có thể" tại Ninh Thuận.

Cùng với đó, Dự án tổ chức biên soạn tài liệu và bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS tại các tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. Trên cơ sở tài liệu xây dựng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo 3 tỉnh tổ chức triển khai bồi dưỡng cho 210 giáo viên chủ nhiệm cốt cán về nội dung giáo dục hướng nghiệp có chất lượng, có gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương.

Ngoài ra, Dự án đã tổ chức các buổi hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc 24 trường THCS tham gia Dự án trong công tác tư vấn học đường, giáo dục hướng nghiệp; tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho giáo viên theo hình thức trực tuyến.

Cũng trong khuôn khổ Dự án, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với 3 Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường trong Dự án triển khai các nội dung: Vai trò quan trọng của cha mẹ tạo điều kiện cho con em tiếp tục học tập; học sinh gửi thư đến cha mẹ để nâng cao sự tin tưởng của cha mẹ về năng lực của con cái, nâng cao sự tự tin của học sinh về năng lực của bản thân; giới và giới tính; bạo lực giới; gia đình yêu thương không bạo lực…

Đặc biệt, đầu năm năm học 2021-2022, khi học sinh có thể quay trở lại trường, các nhà trường đã tổ chức các sự kiện truyền thông “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” và “Em vẽ bức tranh tương lai”, nhằm củng cố nhận thức của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục, kêu gọi, vận động cha mẹ học sinh ủng hộ, hỗ trợ cho con em đến trường sau thời gian dài tạm dừng đến trường vì dịch bệnh.

Tất cả các sự kiện truyền thông tại trường đều có sự tham gia và ủng hộ của đại diện chính quyền xã và các đoàn thể tại địa phương.

Đối với học sinh, ông Vũ Minh Đức cho biết, trong năm học 2019-2020, sau khi đến thăm 24 trường, Dự án đã thí điểm thành lập nhóm học sinh nòng cốt ở 12/24 trường. Với phương pháp tạo một không gian cởi mở, gần gũi, an toàn và tin cậy, nhóm cán bộ của Dự án đã hỗ trợ các học sinh cải thiện sự tự tin, nâng cao khả năng giao tiếp, làm việc nhóm; đồng thời hiểu biết hơn về các nội dung liên quan đến tầm quan trọng của giáo dục, bạo lực giới học đường, sống xanh và tiết kiệm năng lượng.

Năm học 2021-2022, mô hình nhóm học sinh nòng cốt được nhân rộng ra tất cả 24 trường do các thầy cô giáo nòng cốt trực tiếp tuyển chọn và tập huấn trực tiếp. Nhóm học sinh nòng cốt kỳ vọng là các hạt nhân trong các hoạt động tuyên truyền tại trường.

Trong quá trình triển khai Dự án, gần 16.300 học sinh ở 24 trường đã tham gia và truyền thông về tầm quan trọng của giáo dục, về bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới trong trường học (trong đó có hơn 8.000 học sinh nữ).

Tác giả bài viết: Hải Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập935
  • Hôm nay53,641
  • Tháng hiện tại331,771
  • Tổng lượt truy cập51,687,730
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944