Nên hạn chế điều chỉnh nguyện vọng

Thứ năm - 25/07/2019 23:12 392 0

Nên hạn chế điều chỉnh nguyện vọng

GD&TĐ - Từ ngày 22/7 đến ngày 31/7/2019 là thời gian thí sinh được thực hiện thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học năm 2019. Thí sinh có 10 ngày để cân nhắc và điều chỉnh nguyện vọng. Làm thế nào để có tính toán thay đổi đúng, không mất đi cơ hội trúng tuyển?

Năm nay cả nước có khoảng 652.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia lấy kết quả thi để đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trong khi tổng chỉ tiêu khoảng 500.000. Trong đó, có khoảng hơn 100.000 chỉ tiêu dành cho xét tuyển qua học bạ hoặc hình thức khác.

Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, với con số trên thì cơ hội trúng tuyển của thí sinh có xác suất cao. Vấn đề là thí sinh lựa chọn trường, ngành cho phù hợp với điểm thi. Điểm chuẩn trúng tuyển của các trường tăng theo xu thế phổ điểm, nhưng chỉ tăng ở những trường top đầu, ngành có đông thí sinh đăng ký và các trường khối công an, quân đội, y, dược.

Còn lại, các trường top giữa, trường ngoài công lập và trường đại học địa phương, nhìn chung điểm chuẩn sẽ ổn định. Thí sinh cần tính toán kỹ trước khi thay đổi nguyện vọng. Điểm thi và nguyện vọng xét tuyển nếu có thay đổi cần có sự hài hoà giữa điểm số đã đạt được và khả năng điểm chuẩn 2019 của các ngành/trường theo dự báo. Việc xác định điểm thi của mình phù hợp với trường/ngành nào đó chính xác nhất cũng tăng khả năng trúng tuyển.

Theo TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, phân tích sự biến động về phổ điểm của năm 2019 cho thấy: So với năm 2018 thì điểm có nhích lên một chút, điểm trung bình của các môn đều tăng so với năm 2018. Do đó thí sinh có thể căn cứ vào điểm chuẩn trúng tuyển của năm 2018 để suy luận về điểm chuẩn của năm 2019. Với điểm trúng tuyển của Trường Đại học Ngoại thương thì có thể phân tích theo lượng thí sinh có điểm mỗi bài từ 7,5 trở lên. Các thí sinh cần cân nhắc thật kỹ để phân tích xem lượng điểm của mình so với năm 2018 ra sao để đăng ký xét tuyển.

Đại tá Vũ Xuân Tiến, Trưởng ban Thư ký tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) đưa ra lời khuyên với thí sinh ĐKXT vào các trường quân đội: Tỷ lệ xét tuyển vào khối A00 của miền Bắc chỉ là 5 chọi 1, thấp hơn tỷ lệ năm 2018 và 2017. Đối với khối C của Trường Sĩ quan chính trị có tỷ lệ chọi khoảng 8 - 9/1 cũng thấp hơn. Tỷ lệ chọi Trường Binh chủng Sĩ quan tăng thiết giáp, Trường Sĩ quan phòng hoá, Trường Sĩ quan thông tin… không cao. Tỷ lệ chọi Trường Sĩ quan Lục quân 1, cũng giảm nhiều so với năm 2018. Ít nhất là Trường Sĩ quan thông tin có tỷ lệ 2 chọi 1 thí sinh. Với mức từ 18 - 23 điểm năm nay khá nhiều thí sinh đạt được, nhưng số điểm 24 trở lên được phân tích là không nhiều cho nên thí sinh hãy xem xét kỹ, mạnh dạn giữ lại nguyện vọng của mình. Tỷ lệ chọi ít nên các em cần chú ý hạn chế điều chỉnh nguyện vọng để có cơ hội vào trường cao hơn.

Tác giả bài viết: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay22,563
  • Tháng hiện tại300,693
  • Tổng lượt truy cập51,656,652
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944