Nên quy định lộ trình miễn học phí cho học sinh THCS trong luật

Thứ tư - 13/06/2018 07:47 453 0
GD&TĐ - Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Hải (Bình Thuận) kiến nghị cơ quan soạn thảo cần quy định ngay trong luật trách nhiệm về tài chính của nhà nước hỗ trợ học phí cho từng cấp học, quy định lộ trình miễn học phí cho học sinh THCS.
Nên quy định lộ trình miễn học phí cho học sinh THCS trong luật

Đồng thời, quy định trách nhiệm về tài chính của học sinh, gia đình, chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước cho học sinh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo. Việc cụ thể hóa trong luật vừa đảm bảo tính minh bạch, là cơ sở để ngân sách nhà nước cân đối hàng năm, đồng thời để nhân dân an tâm.

Liên quan đến chính sách học phí, cho biết thống nhất chi phí giáo dục phải được tính đúng, tính đủ làm căn cứ xác định cơ chế thu, nguồn thu để đầu tư đảm bảo chất lượng, nhưng Đại biểu Nguyễn Hồng Hải cũng lưu ý, việc quy định mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục đào tạo, đặc biệt đối với cơ sở giáo dục công lập cần phải được xem xét thấu đáo, không quy định chung chung, vì đây là nội dung tác động lớn đến xã hội, liên quan trực tiếp đến khả năng đóng góp của nhân dân.

Về chính sách cho sinh viên nhóm ngành sư phạm, Đại biểu Nguyễn Hồng Hải đồng thuận với nhà nước là cần có chính sách hỗ trợ và thống nhất với cơ quan soạn thảo là thay thế chính sách miễn học phí bằng khoản vay tín dụng; tuy nhiên lại thiếu chính sách để đào tạo, chuyển đổi, sử dụng lực lượng sinh viên sư phạm ra trường đang thất nghiệp.

"Đội ngũ giáo viên THCS thì đang thừa, để bổ sung cho cấp tiểu học đang thiếu và giáo viên dạy các môn năng khiếu như nhạc, họa ở cấp THCS, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung" - Đại biểu Hải cho hay.

Về sửa đổi, bổ sung tại Điều 29 khoản 1 có nêu: "Chương trình giáo dục phổ thông phải được tổ chức thực nghiệm trước khi ban hành" - Đại biểu Nguyễn Hồng Hải đồng ý với cơ quan soạn thảo là cần thiết phải tổ chức thực nghiệm.

Tuy nhiên, cần quy định thật cụ thể trong luật các tiêu chí, phương thức thực hiện, phạm vi, đối tượng thực nghiệm, đặc biệt là các chế tài liên quan trong quá trình thực hiện để đảm bảo các chương trình giáo dục sau thực nghiệm đưa vào giảng dạy đã được nghiên cứu thấu đáo, chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng.

"Qua nghiên cứu dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, tôi đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo đã xây dựng dự án luật cơ bản tiếp cận những tồn tại, bất cập, hướng đến hoàn thiện Luật Giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước".

 

Đại biểu Nguyễn Hồng Hải

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập826
  • Hôm nay30,489
  • Tháng hiện tại308,619
  • Tổng lượt truy cập51,664,578
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944