Ngày vui của cô trò vùng sông nước

Thứ ba - 07/09/2021 09:50 451 0
GD&TĐ - Ngày khai trường ở vùng sông nước có đặc thù riêng. Ngoài chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, cha mẹ còn sửa chữa xuồng ghe để đưa trẻ đến trường.
Ngày vui của cô trò vùng sông nước

Niềm vui của cô trò vùng sông nước còn là được học tập trong môi trường mới, đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị...   

Chuẩn bị xuồng, ghe đưa học sinh đến trường

Nằm ở khu vực xa xôi của tỉnh Cà Mau, Trường Tiểu học Hố Gùi, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi có đặc thù là học sinh ở xa không tập trung. Không có đường bộ, học sinh đến trường chủ yếu bằng đường thủy nên gặp thời điểm thủy triều xuống, việc đi lại rất khó khăn.

Để chuẩn bị cho năm học mới, ngoài sách vở, quần áo, phụ huynh còn lo cả xuồng đưa học sinh đi học. Chị Lê Mỹ Lan, phụ huynh HS Trường Tiểu học Hố Gùi, chia sẻ: Trước đây, việc học của học sinh gian nan, có em lội bộ đường đất đi học, có em chèo xuồng vài km. Học sinh còn nhỏ tuổi, cha mẹ phải bơi xuồng hàng chục km đưa rước các em hằng ngày.

Giờ đây, tuy việc đi lại còn phụ thuộc đường sông nhưng đỡ vất vả hơn. “Chuẩn bị cho năm học mới, nhà tôi mua xuồng máy mới, quần áo, sách vở cũng chuẩn bị sẵn sàng. Có xuồng máy, phụ huynh không còn cảnh bơi hoặc chèo cực khổ như trước. Dịch bệnh còn phức tạp, ngày đi học chưa ấn định nhưng học sinh, phụ huynh nơi đây háo hức chờ ngày khai trường”, chị Lan chia sẻ.

Theo thầy Trần Chí Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hố Gùi, trường học hoàn toàn bị cô lập nên việc đi lại của học sinh gặp nhiều khó khăn khi phải lệ thuộc vào con nước lớn - ròng. Nếu không để tồn tại các điểm lẻ thì nguy cơ bỏ học của học sinh rất cao do thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão, thủy triều. Trường tồn tại hình thức lớp học ghép 1+2 ; 2+3. Các em học sinh ở điểm trường này hầu hết có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cha mẹ chỉ mỗi nghề đi biển, bắt ốc, mò cua…

“Khó khăn lớn nhất là giáo viên không có màn hình trình chiếu để áp dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Học sinh thiếu dụng cụ học tập, nhà trường chưa có nguồn nước sạch để học sinh uống. Chưa có bếp ăn để cho học sinh học 2 buổi/ngày. Dạy học online cũng gặp nhiều khó khăn, đa phần học sinh thiếu công cụ học tập như máy tính hoặc điện thoại thông minh… Rất mong trong năm học mới nhà trường sẽ tháo gỡ được khó khăn này”, thầy Dũng cho biết.

Khu vực cửa biển Giá Lồng Đèn, ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cũng là nơi khuất nẻo. Đời sống người dân nơi đây còn lắm khó khăn, lo cho cái ăn đã khó, lo chuyện học càng khó hơn. Trong khi, mỗi em còn phải chi số tiền khá lớn cho việc đi đò đến trường.

Chị Trần Cẩm Nhung (xã Tân Tiến) cho biết: “Gia đình làm nghề giăng lưới, đánh bắt cá khu vực cửa biển. Thu nhập không ổn định, giờ dịch bệnh kéo dài càng khó khăn hơn. Để lo cho 2 đứa con đi học, vợ chồng tôi rất vất vả. Rất may, có một số nhà hảo tâm hỗ trợ học sinh tiền đò. Nhờ đó, gia đình tôi và nhiều người khác cảm thấy yên tâm”.

Anh Trịnh Chí Hải, người có công kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ học sinh cửa biển Giá Lồng Đèn có tiền đò đến trường trong nhiều năm qua, chia sẻ: Nhờ chuyến đò này, nhiều em yên tâm đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng.

Trong hơn 4 năm học qua, vào dịp đầu năm học, anh Hải đều vận động chi phí từ các đơn vị và cá nhân giúp trẻ em cửa biển trang trải 50% tiền đò thông qua chương trình Chuyến đò an toàn cho học sinh cửa biển. Ngoài giúp tiền đò anh còn vận động học bổng, áo phao cho học sinh tại cửa biển Giá Lồng Đèn, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Ngày vui của cô trò vùng sông nước - Ảnh minh hoạ 2
Nhà hảo tâm hỗ trợ HS vùng cửa biển Giá Lồng Đèn, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, Cà Mau 
(ảnh chụp thời điểm chưa diễn ra dịch Covid-19). Ảnh: CTV

Khai giảng ngắn gọn nhưng trang trọng, ý nghĩa

Làm nghề đưa rước học sinh hơn 4 năm nay, chị Lê Tuyết Trinh (phụ huynh em Nguyễn Nhất Huy, học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám, huyện U Minh, Cà Mau), cho hay: Tôi có 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học nên sẵn chuyến đưa các con đi học rồi cho mấy đứa nhỏ gần nhà đi chung.

Dần thành thói quen, nhà tôi đầu tư một chiếc vỏ lãi lớn hơn, phục vụ luôn việc chạy đò đưa rước các em. “Năm học mới, tôi cũng đầu tư chi phí sửa chữa xuồng máy, xăng dầu chuẩn bị đưa rước các em. Vào mỗi đầu năm học mới, nhà trường có hỗ trợ thêm áo phao và gia đình cũng ký giấy cam kết chạy đò bảo đảm an toàn giao thông”, chị Trinh bộc bạch.

Để chuẩn bị cho ngày tựu trường, Trường Tiểu học Đào Duy Từ (huyện U Minh, Cà Mau) phân công 3 giáo viên/ngày trực dọn dẹp vệ sinh phòng học và khuôn viên nhà trường. Cô Phạm Thị Kiều Hương, giáo viên nhà trường, thông tin: “Giáo viên chủ nhiệm chủ động liên hệ gia đình các em học sinh ghi danh qua điện thoại hoặc Zalo, đến khi có lịch mới của phòng GD&ĐT sẽ thông báo để học sinh tập trung”.

Thầy Cao Văn Đượm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đào Duy Từ - cho biết, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho ngày khai giảng năm học mới. Trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, lễ khai giảng theo tinh thần chung của ngành Giáo dục sẽ diễn ra thật ngắn gọn để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh nhưng vẫn giữ không khí trang trọng, ý nghĩa.

Nói về việc chuẩn bị phương án học online ở “xứ rừng”, thầy Cao Văn Đượm cho hay: “Nhà trường đang tiến hành điều tra số lượng học sinh có đủ thiết bị nghe - nhìn để học online. Tuy nhiên, chuyện học online ở xứ này gặp nhiều khó khăn. Bởi, đa phần đời sống người dân nơi đây còn nghèo và mạng Internet chưa phủ kín”.

Tại huyện Năm Căn (Cà Mau), chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022, UBND huyện và UBND tỉnh đầu tư khoảng 6,3 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 16 trường... Theo thầy Lý Thanh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hàng Vịnh, trường được đầu tư xây dựng 6 phòng học mới và nâng cấp một số hạng mục. Bên cạnh đó, huy động nội lực, sửa chữa hệ thống cống thoát nước, bàn ghế. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã hoàn thành.

Theo ông Phạm Hoàng Gan - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, năm học mới, toàn tỉnh có 245 nghìn học sinh với 510 điểm trường. Cà Mau có địa bàn rộng, đặc thù sông nước, tuy nhiên việc duy trì các điểm lẻ huy động học sinh ra lớp khá tốt. Khi triển khai chương trình mới, các điểm lẻ sẽ được quan tâm cơ sở vật chất, thiết bị. Theo đó, các điểm lẻ có lớp 1 trên địa bàn tỉnh đều đã được trang bị một bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo chương trình mới. Nhìn chung, ngành bảo đảm cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về trang thiết bị phục vụ dạy và học. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập775
  • Hôm nay50,301
  • Tháng hiện tại328,431
  • Tổng lượt truy cập51,684,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944