Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng

Thứ năm - 19/05/2022 06:37 278 0
GD&TĐ - Chiều 19/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã chủ trì phiên họp Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước kết quả thực hiện Đề tài thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục, mã số KHGD/16-20.ĐT.035.
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng

Thực hiện Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia, Viện Nghiên cứu Xây dựng và phát triển xã hội học tập được giao chủ trì thực hiện Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, do PGS. TS. Nguyễn Đức Minh làm chủ nhiệm.

Những đóng góp chủ yếu của đề tài về mặt khoa học có thể kể tới:

Cung cấp cơ sở khoa học cho xây dựng các mô hình và giải pháp phát triển bền vững các Trung tâm Học tập cộng đồng và đưa ra các chuẩn và các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng.

Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ được đưa ra dựa trên kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển bền vững các Trung tâm Học tập cộng đồng sẽ giúp tiết kiệm kinh phí, tập trung nguồn lực trong xây dựng xã hội học tập ở các cộng đồng.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng - Ảnh minh hoạ 2
PGS. TS. Nguyễn Đức Minh trình bày tóm tắt đề tài

Về mặt thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được báo cáo trong các cuộc họp của Tiểu Ban giáo dục Thường xuyên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực để tư vấn cho các chính sách về giáo dục Thường xuyên của Chính phủ.

Một số sản phẩm của đề tài là căn cứ để Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ GDĐT sử dụng trong xây dựng các văn bản chỉ đạo của Ngành (có xác nhận bằng văn bản về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu).

Căn cứ các giải pháp và dựa trên chuẩn và các tiêu chí đánh giá này, các địa phương có thể từng bước xây dựng, phát triển, hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị của Trung tâm Học tập cộng đồng đáp ứng được sự tham gia của nhiều người học hướng tới xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. 

Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững Trung tâm Học tập cộng đồng và xây dựng xã hội học tập là tài liệu quan trọng cho các cán bộ nghiên cứu, sinh viên và những người quan tâm đến những vấn đề này tham khảo; đồng thời cũng là nguồn dữ liệu để các Trung tâm Học tập cộng đồng có thể sử dụng để tự xác định được vị trí của mình trong hiện tại trong xây dựng kế hoạch phát triển tiếp theo hướng tới xây dựng xã hội học tập, xây dựng nông thôn mới và đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.  

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng - Ảnh minh hoạ 3
Chuyên gia phản biện ý kiến tại phiên họp

Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan, các vấn đề thuật ngữ khái niệm có sự đầu tư. Tuy nhiên cần làm rõ hơn trong phần tổng quan để đối chiếu khảo cứu. Lý luận sản phẩm cần làm rõ bản chất của trung tâm học tập cộng đồng, phải được phân tích chi tiết. Cần có sự tiếp cận mô hình này về tính hiệu quả. Thực trạng đưa ra, các giải pháp có tháo gỡ được không, trình bày còn đơn giản, ngắn gọn, cần được trình bày kỹ hơn.

Đề tài đã được thông qua, các thành viên phản biện đều đồng quan điểm cho rằng đây là một đề tài quan trọng, có giá trị thực tiễn cao. Kiến nghị được hội đồng đưa ra là Đề tài cần tiếp tục hoàn thiện, trong đó phân tích thực trạng để đưa ra giải pháp nhiều hơn, đồng thời bổ sung các kiến nghị cho phù hợp. Đặc biệt, cần bổ sung kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà nước và xã hội hiện thực hóa mục tiêu giáo dục người lớn trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu. Đề tài đã đưa ra được cơ sở thực tiễn từ quốc tế đến Việt Nam, xây dựng được khung lý thuyết, hệ thống hóa được các tiêu chí để đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên, Đề tài cần phải chỉnh sửa, cấu trúc cần cân đối hài hòa từng chương từng mục, đặc biệt là giải pháp. Cần phải tinh gọn hơn, cơ sở lý luận và giải pháp, giải pháp đưa ra phải tổ chức thực hiện thế nào; Cần làm rõ mô hình hiện nay và dự báo kỳ vọng gì trong tương lai có sự khác biệt.

Đánh giá thực trạng, cần đưa ra tổng kết ở từng nội dung từ đó đặt vấn đề nghiên cứu thực trạng, đánh giá còn ngắn phải nêu lên khắc phục nội dung gì ở đâu, qua đó cần khái quát từ cơ cấu tổ chức, thiết chế... phải khắc phục bằng cơ chế. Nghiên cứu mô hình cần làm rõ hơn, cô đọng hơn. Đưa ra giải pháp, nhóm giải pháp nghiên cứu thế nào cho thuận lợi. Cần phải khẳng định độ tin cậy của giải pháp, nội dung là gì, cách thức thực hiện là gì và kết quả ra sao, phải được minh chứng rõ. - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay8,444
  • Tháng hiện tại475,199
  • Tổng lượt truy cập51,831,158
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944