Nhật Bản: Băn khoăn khi đưa giáo dục tài chính vào chương trình phổ thông

Thứ bảy - 21/05/2022 19:44 192 0
GD&TĐ - Từ năm học 2022 - 2023, Nhật Bản yêu cầu các trường trung học đưa giáo dục tài chính vào giảng dạy nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho học sinh.
Nhật Bản: Băn khoăn khi đưa giáo dục tài chính vào chương trình phổ thông

Ủng hộ chương trình, song nhiều giáo viên lo ngại không đủ chuyên môn giảng dạy lĩnh vực này.

Tháng 9/2021, tổ chức tài chính Matsui Securities, Nhật Bản, đã tiến hành khảo sát trực tuyến 600 người trong độ tuổi từ 20 - 50 về kiến thức tài chính. Kết quả cho thấy 81% người được hỏi không tự tin vào kiến thức tài của mình. 71% ước đã được dạy về tiền bạc trong trường học.

Tại nhiều quốc gia phát triển, giáo dục tài chính đã và đang được chú trọng giảng dạy trong chương trình phổ thông. Đơn cử, tài chính cá nhân là một phần trong chương trình giảng dạy quốc gia tại Anh. Học sinh trung học được dạy cách lập ngân sách, tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ tài chính, quản lý rủi ro...

Năm 2011, Chính phủ Australia đã thông qua Chiến lược hiểu biết về tài chính quốc gia nhằm thúc đẩy giáo dục tài chính ở các trường tiểu học, trung học. Tại Nhật Bản, theo hướng dẫn sửa đổi chương trình phổ thông mới, giáo dục tài chính sẽ được đưa vào môn Nữ công gia chánh trong các trường trung học từ năm 2022 - 20223.

Một quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, việc bổ sung giáo dục tài chính vào chương trình mới giúp học sinh trở thành người tiêu dùng độc lập hơn. Trong tương lai, các em sẽ có những kỹ năng để quản lý tốt các kế hoạch tài chính dài hạn.

Thông báo trên đã nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ của nhiều phụ huynh trên cả nước. Bên cạnh giáo dục tài chính, phụ huynh mong muốn các trường dạy học sinh cách đầu tư khách quan hoặc chấp nhận rủi ro khi đầu tư.

Trong khi đó, nhiều giáo viên Nhật Bản bày tỏ lo ngại vì không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.

Cô giáo Mishato Ishida, giáo viên môn Nữ công gia chánh tại Trường Trung học Misatokita, tỉnh Saitama cho biết: Nhiều giáo viên, do thiếu chuyên môn tài chính, sẽ chỉ dạy theo nội dung trong sách giáo khoa. Học sinh Nhật Bản sẽ không được mở rộng kiến thức hoặc liên hệ thực tế nên tính áp dụng của bài học không cao.

Một vấn đề khác là giáo dục tài chính được đưa vào môn Nữ công gia chánh. Tuy nhiên môn học này vốn nặng kiến thức, thời gian eo hẹp. Học sinh trung học tại Nhật Bản thường học nữ công gia chánh trong 2 năm nhưng nhiều trường tự giảm xuống còn một năm để nhường thời gian cho các môn thi đại học như Toán, Tiếng Anh...

Nếu chỉ dạy Nữ công gia chánh trong một năm, giáo viên không có nhiều thời gian để phổ biến cho học sinh kiến thức tài chính quan trọng. Ước tính, thầy cô chỉ có thể dành ra một vài giờ học trong năm để nói về tài chính cá nhân.

“Nếu muốn học sinh học nhiều hơn và có thể vận dụng kiến thức vào thực tế, thời gian của môn Nữ công gia chánh là không đủ. Chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp kinh doanh có thể hỗ trợ trường học và giáo viên nâng cao kiến thức về giáo dục tài chính”, cô giáo Ishida bày tỏ.

Theo Japan Times

Tác giả bài viết: Tú Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1393 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1126 | lượt tải:289

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2413 | lượt tải:381

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:480

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2232 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay13,051
  • Tháng hiện tại73,702
  • Tổng lượt truy cập50,622,078
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944