Nhiều cơ hội rộng mở vào ngành Luật Kinh tế

Thứ hai - 29/07/2019 05:41 375 0

Nhiều cơ hội rộng mở vào ngành Luật Kinh tế

GD&TĐ - Kết quả xét tuyển kết hợp ngành Luật kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển cho thấy nhu cầu lựa chọn ngành này khá cao. Tuy nhiên, với chỉ tiêu tuyển sinh 100, cơ hội vẫn còn cho thí sinh theo xét tuyển tổ hợp…

Ngày 23/7, Học viện Chính sách và Phát triển công bố điểm chuẩn xét tuyển kết hợp ngành Luật kinh tế là 18 điểm, theo hai phương thức xét tuyển:

Thí sinh có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của 3 môn (bao gồm môn Toán và hai môn bất kỳ) đạt từ 18,0 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 4.5 trở lên (hoặc tương đương) và có tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của môn Toán và 1 môn bất kỳ (trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 12,0 điểm trở lên (gồm cả điểm ưu tiên).

TS. Nguyễn Như Hà – Trưởng Khoa Luật Kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển chia sẻ: “Sau kết quả xét tuyển kết hợp vừa qua, chúng tôi nhận định mức điểm chuẩn xét tuyển tổ hợp tới đây với các khối A00, A01, D01 và D09 ngành Luật Kinh tế của Học viện có thể vào khoảng 17.5 điểm, dao động 0.5 điểm. Đây là mức điểm khá hấp dẫn và cạnh tranh cho các bạn thí sinh muốn theo học ngành này”.

Hiện nay, các thí sinh đã lựa chọn định hướng theo học khối ngành luật kinh tế có nhiều lựa chọn theo học tại các trường đại học có uy tín như: Đại học Luật Hà Nội; Khoa Luật ĐHQG Hà Nội; Đại học Ngoại Thương; Đại học Kinh tế Quốc dân… Tuy nhiên, đối với các thí sinh có ngưỡng điểm từ 17 đến 19 thì ngành Luật kinh tế của Học viện Chính sách và Phát triển có thể là một lựa chọn sáng suốt.

Với tỷ lệ có việc từ 80-90% sau 6 tháng tốt nghiệp, thị trường việc làm mở ra cho sinh viên lựa chọn ngành Luật kinh tế khá lớn khi bối cảnh Việt Nam hiện đang thiếu luật sư (tỷ lệ luật sư trên dân số chỉ đạt 1/4.500) và các chức danh tư pháp (từ nay đến năm 2020, cần khoảng 13.000 nhân sự tư pháp, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1046 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại28,368
  • Tổng lượt truy cập49,734,133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944