Nhiều trường ĐH “khuyết” hiệu trưởng: Ăn đong đến bao giờ?

Thứ năm - 17/06/2021 06:44 336 0
GD&TĐ -Hiệu trưởng là người đứng đầu, điều hành hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH công lập đang trong tình trạng khuyết vị trí này, thậm chí có trường, ban giám hiệu chỉ còn một người hoặc không có ai.
Nhiều trường ĐH “khuyết” hiệu trưởng: Ăn đong đến bao giờ?

Ban giám hiệu có 1 thành viên

Ngày 10/6, Hội đồng trường (HĐT) Trường ĐH Đồng Nai ban hành Nghị quyết phân công ông Đinh Quang Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường, tạm thời điều hành hoạt động của trường cho tới khi kiện toàn chức danh hiệu trưởng. Nguyên nhân của việc này là do ông Trần Minh Hùng - Hiệu trưởng nhà trường có những sai phạm nghiêm trọng nên bị UBND tỉnh Đồng Nai kỷ luật cách chức.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ban giám hiệu Trường ĐH Đồng Nai chỉ còn lại một mình ông Đinh Quang Minh (Hiệu phó). Thế nhưng, một điều trớ trêu là ông Minh cũng bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng (16/4) do liên quan sai phạm tại trường này, nhưng chưa bị xử lý kỷ luật về mặt hành chính.

Một trường hợp khác, vừa qua HĐT Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) có Nghị quyết giao cho ông Nguyễn Trường Thịnh (Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy) phụ trách điều hành trường, trong khi chờ quyết định công nhận của Bộ GD&ĐT. Trước đó, chuẩn bị cho vị trí này, HĐT HCMUTE đã tổ chức quy trình bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết của HĐT ban hành chọn ông Nguyễn Trường Thịnh làm Hiệu trưởng thì xảy tranh cãi gay gắt về quy trình. Xấp xỉ 2 tháng kể từ khi HĐT HCMUTE ban hành Nghị quyết, vị trí hiệu trưởng của trường vẫn đang khuyết.

Đồng cảnh ngộ, ngày 1/4/2021 HĐT Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM có nghị quyết giao quyền Hiệu trưởng cho ông Nguyễn Xuân Phương. Từ đó đến thời điểm hiện tại, Ban giám hiệu trường này chỉ có mỗi ông Phương làm quyền hiệu trưởng, không có Phó hiệu trưởng.

“Dù chức danh “phụ trách trường” được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng còn xa lạ với các đơn vị, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Do đó, một số nội dung hợp tác giữa trường và các đơn vị, doanh nghiệp gặp lúng túng trong giai đoạn đầu, bởi nhà trường không có “hiệu trưởng”. Bên cạnh đó, việc triển khai xây dựng các kế hoạch chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn 2030 chưa được triển khai. Một số công tác như đầu tư xây dựng cơ bản, tuyển dụng, bổ nhiệm… cũng chưa được thực hiện vì còn chờ quyết định công nhận nhân sự Hiệu trưởng của Bộ GD&ĐT- PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh - Phụ trách Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Nhiều trường ĐH “khuyết” hiệu trưởng: Ăn đong đến bao giờ? - Ảnh minh hoạ 2
HĐT Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM ra mắt ngày 21/12/2020, nhưng đến nay trường này chưa có hiệu trưởng. Ảnh: TG

Khắc phục ra sao?

Theo Tiến sĩ - luật sư Nguyễn Thị Kim Phụng - Công ty Luật TNHH Kim Phụng và Cộng sự, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), việc một số trường ĐH hiện chưa có vị trí hiệu trưởng gây khó khăn cho nhà trường, vì Luật GDĐH quy định Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của trường.

Nếu khuyết vị trí hiệu trưởng thì một số hoạt động có thể bị chậm trễ như cấp văn bằng cho người học hoặc trong công tác tài chính… Nếu trong thời gian dài không có hiệu trưởng cũng đồng nghĩa với việc chậm phát triển vì không có người “đứng mũi chịu sào”, giáo viên và người lao động không yên tâm công tác, người giỏi có cơ hội sẽ ra đi tìm nơi ổn định hơn…

“Tình trạng này còn thể hiện năng lực tự chủ của một số trường, trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp và/hoặc của tổ chức Đảng, của những lãnh đạo tiền nhiệm chưa thực hiện tốt hoặc trường chưa được cấp trên tạo điều kiện để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình về công tác cán bộ của nhà trường” - luật sư Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ.

Luật sư Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng: Về khách quan, trong thời gian đầu thực hiện những điểm mới của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018), các trường đều phải chú trọng kiện toàn HĐT, là điều kiện của một số quyền tự chủ mới theo Luật GDĐH (như quyền tự chủ tuyển sinh, mở ngành, liên kết đào tạo, quyết định mức học phí và các quyết sách lớn của nhà trường…) nên nhiều hiệu trưởng hoặc những người được quy hoạch vị trí hiệu trưởng chuyển sang làm chủ tịch HĐT. Đến khi chọn vị trí hiệu trưởng, nguồn bổ nhiệm bị thiếu hụt.

Đồng thời, theo TS Phụng một nguyên nhân khách quan nữa là một số quy định hiện hành còn vênh nhau nên cách hiểu và vận dụng pháp luật về GDĐH và các quy định có liên quan không thống nhất.

“Lãnh đạo tiền nhiệm của một số trường cũng chưa chú trọng công tác cán bộ dẫn đến tình trạng trước khi hiệu trưởng đương nhiệm hết nhiệm kỳ  chưa có người đủ tiêu chuẩn thay thế. Việc lúc nào hiệu trưởng đương nhiệm hết nhiệm kỳ thường biết từ 5 năm trước, đáng lẽ trong công tác cán bộ của nhà trường có thể chủ động. Tuy nhiên, ở một số trường lại thành bị động, chủ yếu là do nguyên nhân: Chưa chú trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ kế cận; do chọn người theo ekip và/hoặc vì lợi ích nhóm dẫn đến thực hiện quy trình bị trục trặc…” - TS Nguyễn Thị Kim Phụng bày tỏ.

Để khắc phục tình trạng này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng: Các trường chậm trễ phải nỗ lực trong việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý để thực hiện đúng Luật và thể hiện năng lực tự chủ của trường. Về lâu dài, vấn đề như thẩm quyền, tiêu chuẩn, quy trình, quy định đối với hoạt động mà trường được tự chủ đều phải quy chế hoá trong văn bản nội bộ của trường để giảm thiểu sự tuỳ tiện và những việc làm vì lợi ích nhóm.

Bên cạnh đó, các công việc phải được kế hoạch hóa trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch trung hạn… do HĐT ban hành. Nếu việc phát sinh ngoài kế hoạch thì hiệu trưởng phải báo cáo HĐT trước khi thực hiện. Khi đó, những việc lớn như công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và bổ nhiệm hiệu trưởng nói riêng không thể bị động và “ăn đong” như ở một số trường hiện nay.

Vị trí hiệu trưởng giống như CEO điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường. Cơ chế bổ nhiệm cũng rất thoáng nên không khó để chọn nhân sự cho vị trí này. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn khuyết, theo đánh giá cá nhân, việc bồi dưỡng nhân tài cho vị trí này chưa được nhà trường chú trọng trong thời gian dài, nhiều đơn vị vẫn còn những tranh cãi gây mất đoàn kết nội bộ ảnh hưởng đến công việc bổ nhiệm hiệu trưởng mới. Bên cạnh đó, đôi khi cũng do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng nên khó thu hút được những người tài từ bên ngoài về đầu quân cho nhà trường. - PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập900
  • Hôm nay54,099
  • Tháng hiện tại332,229
  • Tổng lượt truy cập51,688,188
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944