Những người thầy thắp lửa yêu thương giữa bản Mông

Thứ bảy - 14/11/2020 07:23 352 0
GD&TĐ - Sinh ra và lớn lên ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, chàng trai Đinh Quang Hợi đã sớm gần gũi và thấu hiểu đời sống của những em học sinh người dân tộc Mông trong bản nhỏ heo hút bên dòng Mường Hun.
Những người thầy thắp lửa yêu thương giữa bản Mông

Đăng ký theo học ngành sư phạm, ra trường xin về bản dạy, Đinh Quang Hợi đã quyết tâm gắn bó với bục giảng và những em học sinh nghèo khó bên dòng Ngòi Lâu. Được cử về dạy tiểu học ở Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, huyện nhà, với tình yêu nghề và tấm lòng bao dung, hình ảnh thân thương của những em học sinh dân tộc là động lực để công hiến nhiều hơn.

Niềm vui lớn với nghề

Thầy Đinh Quang Hợi tâm sự , tháng 10/2010, sau khi ra trường tôi được điều động về công tác tại Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca, là một trường trên địa bàn đặc biệt khó khăn, 100% học sinh là dân tộc Mông, đa số người dân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Cái nghèo bám và nhận thức là một trong những rào cản lớn ngăn bước học sinh tới trường.

Nhờ hiểu rõ từng học sinh của lớp chủ nhiệm, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch ra đề bài ôn tập sát với từng đối tượng học sinh vừa để đảm bảo củng cố kiến thức cho các em vừa khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong ôn tập, đồng thời để 100% học sinh được nhận bài và học tập tôi tăng cường số ống giao bài đến tững ngõ nhà học sinh, mỗi thứ hai hằng tuần đều đặn đi thu bài và giao bài mới cho các em.

Tự nghĩ phải làm sao để trường lớp phải có HS, HS phải yêu trường và ham thích đi học, trong công tác chủ nhiệm cũng như trong giảng dạy, thầy giáo đã luôn gần gũi, tôn trọng và đối xử công bằng, bình đẳng, nhiệt tình giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Luôn tôn trọng thương yêu tận tuỵ với học sinh nhất là với những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.  

Những người thầy thắp lửa yêu thương giữa bản Mông - Ảnh minh hoạ 2
Đồng cảm và sẻ chia với học trò như con em mình

Do trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế còn khó khăn nên nhiều phụ huynh còn phải lo cuộc sống mưu sinh. Vì vậy một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Hạnh phúc của các thầy cô giáo vùng cao là hàng ngày các em có mặt đầy đủ ở lớp. Thầy Hợi đã thường xuyên đến từng nhà HS, trò truyện với phụ huynh để hiểu hoàn cảnh gia đình. Từ đó có những khuyên nhủ để các em được đi học. "Tôi đến 1 lần phụ huynh biết, tránh không gặp. Tôi lại đến tiếp và đến cho đến khi các em được đi học". - Thầy Hợi nói.

Nhiều em học sinh đến trường mà không có đồ dùng học tập. Vậy là các thầy, cô lại phải lo sách, vở, bút, mực cho các em. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác tại trường nên cứ vào đầu năm học tôi lại chuẩn bị sẵn cho các em bút, mực để khi các em đến trường có bút để viết. Sẻ chia và đồng cảm với những khó khăn của bà con. Khi đó họ sẽ đồng hành cùng nhà trường, ủng hộ con em đi học chuyên cần. – Thầy Hợi cho biết

Những dấu ấn khó quên

Chiều tối một ngày Đông cuối năm 2013, sau giờ dạy học, cũng như bao buổi chiều khác, thầy Đinh Quang Hợi cùng đồng nghiệp lại băng rừng đến nhà vận động HS đi học, do phụ huynh đi làm nương chưa về nên nhóm quyết tâm nán lại gia đình để mong gặp đựơc phụ huynh. Gặp được phụ huynh, thuyết phục xong với lời hứa không bắt con lên rừng hái măng nữa, từ mai cho cháu đi học. 

Những người thầy thắp lửa yêu thương giữa bản Mông - Ảnh minh hoạ 3
Các thầy cô đi giao bài trong những ngày giãn cách vì Covid-19

Trong niềm vui đã hoàn thành việc trở về trường thì trời đã tối hẳn, đường đi gập ghềnh. Thầy Hợi bị ngã xe rơi xuống khe suối. Đồng nghiệp đi trước chờ lâu không thấy quay lại tìm được thầy nằm bên khe suối, đưa đi bệnh viện cấp cứu. Thật không may, cú ngã đã khiến một bên thận phải của thầy giáo phải cắt bỏ do vỡ bể thận. Sức khỏe cũng từ đó giảm sút nhưng tình yêu nghề và tấm lòng với học sinh của thầy giáo không hề vơi đi.

Thầy Hợi bồi hồi kể lại một kỷ niệm khác: "Năm 2016 thấy học sinh Vừ A Vảng học lớp 7, nhiều ngày không đến lớp. Tôi và thầy Hiệu trưởng Nguyễn Minh Thanh đến nhà, thấy em đang nằm, cả nhà đi làm nương đã 3 ngày chưa về. Thấy chúng tôi đến, em cố run rẩy gượng dậy chào, rồi lại nằm vật ra. Hỏi em đã ăn, uống thuốc chưa? Em nói nhà không có gì để ăn, rồi chỉ vào gói tăng lực và bảo vừa uống thuốc".

Những người thầy thắp lửa yêu thương giữa bản Mông - Ảnh minh hoạ 4
Miệt mài mài lại ngòi bút để học sinh dùng lại

Chạy ra ổ gà ngoài sân thấy còn 2 quả trứng gà. Thầy Hợi đem luộc cho em ăn lòng đỏ, rồi đánh cảm cho em. Ngày hôm sau trở lại cũng vẫn một mình em ở nhà, quá kiệt sức em không thể ăn uống gì được. Các thầy đã cõng em vượt hơn 2km đường rừng để ra đến đến trạm y tế xã. và được viện nhập điều trị nội trú trong tình trạng suy nhược nặng. Các bác sĩ đều nói, thêm vài ngày nữa thì không biết sức khỏe em thế nào nữa.

Đặc biệt trong năm học 2019-2020, sau tết Nguyên Đán, HS phải nghỉ học để phòng dịch Covid-19. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, HS không có điều kiện để áp dụng các hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình, qua mạng zalo… Trăn trở lo lắng, sợ học sinh quên bài, thầy giáo Hợi đã cùng các giáo viên và lãnh đạo nhà trường sáng tạo, đề xuất thực hiện giải pháp  “gửi bài học qua ống tre".

Sáng kiến trên lập tức được thực hiện, các thầy cô chia nhau người làm bài, người đi chặt tre thành ống. Các bài học sau đó được cho vào lòng ống tre, từng thầy cô lại đến tận nhà treo lên dậu cửa nhà từng em HS. Cách thức giao bài cho HS như vậy đã vừa đảm bảo bài đến tay học sinh không bị ẩm ướt vừa đảm bảo giãn cách xã hội trong thời kì Covid-19. Bằng hình thức này, 98% học sinh nhà trường được nhận bài và học tập hằng tuần, nhờ đó đã góp phần không để ‘đóng băng’ giáo dục vùng cao trong thời gian nghỉ giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19.

Đang say sưa giảng bài thì tôi nghe tiếng: "Thưa thầy bút của em bị hỏng ạ". "Ừ bút em bị sao đưa thầy xem nào" . Cầm cây bút xem thầy giáo thấy bị hỏng ngòi do rơi xuống nền gạch.  "Không sao thầy sẽ cho em chiếc bút khác". Bỗng dưới cuối lớp cũng có tiếng "Thưa thầy bút của em cũng bị hỏng ạ". Tôi lại đưa cho em chiếc bút khác. Lúc đó tôi chợt nghĩ nếu bỏ những chiếc bút cũ đó đi thì sẽ rất lãng phí vì những cây bút còn rất tốt chỉ bị hỏng ngòi. Nên tôi đã quyết định đem về để sửa lại (mài lại những chiếc ngòi đã bị hỏng). Những chiếc bút mực hỏng được tôi mài lại đã giúp nhiều học sinh học tập chăm chỉ nên người. - Thầy giáo Đinh Quang Hợi kể.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập584
  • Hôm nay48,148
  • Tháng hiện tại326,278
  • Tổng lượt truy cập51,682,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944