Nuôi đam mê nghề giáo từ chính sách hỗ trợ giáo sinh

Chủ nhật - 04/10/2020 08:11 226 0
GD&TĐ - Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm với nhiều quy định mới, có ý nghĩa lớn.
Nuôi đam mê nghề giáo từ chính sách hỗ trợ giáo sinh

Chính sách trên không chỉ tạo cơ chế để các địa phương chủ động kế hoạch, ngân sách dành cho đào tạo nguồn nhân lực, mà còn góp phần nuôi dưỡng đam mê nghề giáo cho thế hệ trẻ.

Nâng bước sinh viên nghèo

Theo Nghị định, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí, trong đó học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học và chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường được hỗ trợ mức 3,63 triệu đồng/tháng. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. 

Ngoài ra, Nghị định còn quy định những chính sách ưu đãi khác: Đồng thời được hưởng các chính sách trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập, tín dụng sinh viên theo quy định. Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học sẽ được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ

GS.TS.NGƯT Đinh Xuân Khoa, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho biết: Chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm được quy định trong Nghị định 116/2020/NĐ-CP thiết thực, kịp thời. Đặc biệt, với Trường ĐH Vinh – nơi sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên người dân tộc, là con của gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng. 

“Nghị định 116 giúp nâng bước sinh viên sư phạm nghèo. Có thể nói, chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm được quy định trong Nghị định này tạo điều kiện tốt nhất cho những sinh viên mong muốn học ngành đào tạo giáo viên và cống hiến trong ngành Giáo dục. Chính sách ấy thể hiện sự quan tâm mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng bước cho sinh viên nghèo nuôi dưỡng đam mê với nghề giáo” – GS Đinh Xuân Khoa chia sẻ.

Nuôi đam mê nghề giáo từ chính sách hỗ trợ giáo sinh - Ảnh minh hoạ 2
Sinh viên sư phạm tham gia tư vấn việc làm tương lai.

Thu hút người tài

Nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với các thí sinh xét tuyển vào ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học. Đồng thời, chú trọng công tác nghiên cứu, dự báo nhân lực sư phạm, trong đó phối hợp với các địa phương rà soát dự báo số lượng giáo viên các cấp, thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo nhu cầu. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường công tác hướng nghiệp sư phạm. 

Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu của Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Bộ GD&ĐT cũng tăng cường sự phối hợp với các bên liên quan trong việc nâng cao vị thế, tăng tính hấp dẫn của nghề giáo; môi trường làm việc của giáo viên gắn với chế độ đãi ngộ lương, phụ cấp, thu nhập. Dù vậy, tỷ lệ học sinh giỏi vào học và công tác trong ngành Giáo dục những năm qua còn chưa nhiều.

Với chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được quy định trong Nghị định này, các cơ sở đào tạo giáo viên hy vọng đây sẽ là động lực lớn nhằm thu hút những sinh viên giỏi, có tâm huyết, nguyện vọng cống hiến cho ngành. 

Nguyễn Đức Tiệp, sinh viên năm thứ 4, ngành Sư phạm Toán hệ chất lượng cao, Trường ĐH Vinh bày tỏ: Nghị định của Chính phủ thiết thực đối với sinh viên sư phạm, giúp chúng em có điều kiện học tập tốt hơn, toàn tâm toàn ý cho việc học tập mà không phải bận tâm về tài chính. 

Chia sẻ về chính sách bồi hoàn khi không công tác trong ngành, Tiệp cho biết điều kiện ràng buộc không quá khó vì sinh viên đều mong muốn sau khi tốt nghiệp được cống hiến trọn đời trong ngành Giáo dục. Đảng và Nhà nước cũng như các địa phương, ngành GD-ĐT nên tiếp tục có kế hoạch và chính sách cụ thể, thiết thực hơn nữa để sinh viên sư phạm ra trường được công tác trong ngành mà không chật vật để đi tìm những công việc khác.

Còn theo GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, chính sách được quy định trong Nghị định sẽ tạo động lực cho người giỏi vào học sư phạm, đặc biệt với sinh viên nghèo, là điều kiện thuận lợi để các trường sư phạm nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo đội ngũ nhà giáo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập636
  • Hôm nay20,381
  • Tháng hiện tại298,511
  • Tổng lượt truy cập51,654,470
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944