Phát huy thế mạnh

Thứ sáu - 22/04/2022 00:01 228 0
GD&TĐ - “Khi TPHCM trở thành trung tâm nhân lực số thì việc trở thành trung tâm về kinh tế số và xã hội số sẽ đến như hệ quả tất yếu”.
Phát huy thế mạnh

Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng trong Diễn đàn Kinh tế TPHCM mới đây một lần nữa đặt ra yêu cầu bức xúc về chất và lượng nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số.

Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là bùng nổ với dự báo năm 2025 đạt 33 - 45 tỷ USD, xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á và năm 2030 đạt khoảng 74 tỷ USD. Cùng với phát triển kinh tế số, cách mạng 4.0 cũng đang tạo ra sự gián đoạn kép đối với thị trường lao động và cơ cấu lao động, do đòi hỏi các yêu cầu cao về các kỹ năng mới. Dự báo 5 - 10 năm tới, sẽ có khoảng 50% máy móc thay thế con người vận hành sản xuất, kinh doanh và các quy trình quản trị, khiến khoảng 1 tỷ người lao động trên toàn cầu sẽ bị thiếu các kỹ năng đáp ứng, do chưa thể bắt kịp xu thế của công nghệ.

Để đáp ứng nền kinh tế số, các quốc gia đều có chiến lược quan trọng về phát triển nguồn nhân lực thích ứng. Tại Việt Nam, những năm qua, bên cạnh ban hành nhiều chính sách nhằm hoàn thiện hạ tầng dịch vụ số, Chính phủ còn đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực. Cho đến nay, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường nghề có nhiều nỗ lực trong mở mới các ngành học liên quan đến kinh tế số.

Chỉ tính riêng Đại học Đà Nẵng, các trường thành viên đã và đang xây dựng không dưới 10 ngành học mới đặc trưng phục vụ chuyển đổi số. Đó là các ngành như Khoa học dữ liệu và AI, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Kỹ thuật điện tử viễn thông; Thương mại điện tử, Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số, Quản trị logistics và chuỗi cung ứng số; Khoa học dữ liệu… Đáng chú ý, mùa tuyển sinh 2022, nhóm ngành hướng đến kinh tế số được mở mới ở nhiều trường.

Song song với mở ngành mới, các trường đại học, cao đẳng, trường nghề còn lồng ghép trong các học phần đào tạo kiến thức về tin học ứng dụng và kỹ thuật số; Tăng cường giáo dục kỹ năng mềm, kỹ năng thích nghi với thay đổi cho sinh viên; quan tâm hỗ trợ giảng viên thay đổi tư duy, cách thực thi, áp dụng các triết lý giáo dục khai phóng để đào tạo người học; Tăng cường hỗ trợ các trường phổ thông về kỹ năng số, giáo dục STEM, AI…

Mặc dù đạt được những thành quả bước đầu nhưng số lượng và chất lượng nhân lực phục vụ phát triển kinh tế số hiện vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Nguyên nhân là do hệ thống giáo dục và đào tạo nghề nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, không chỉ về cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật, tài chính, mà còn cả vấn đề nhận thức, quản lý… Trong đó, những khó khăn về nguồn lực tài chính, nhân sự để nâng cao chất lượng đào tạo rất phổ biến trong điều kiện ngân sách Nhà nước eo hẹp, cơ sở đào tạo phải tự chủ. Đơn cử như để đào tạo tốt về AI, rất cần cơ sở dữ liệu lớn và thường xuyên cập nhật. Về mặt này năng lực tài chính, nhân sự của các cơ sở đào tạo khó xoay nổi, nếu như không có doanh nghiệp chịu hợp tác.

Vì thế, để có được nguồn nhân lực bảo đảm phát triển kinh tế số, bên cạnh vai trò của cơ quan Nhà nước, sự chủ động, nỗ lực của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, rất cần đẩy mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

“Chúng ta phải có thế hệ mới về đào tạo và vấn đề này không chỉ là việc của Chính phủ, Bộ GD&ĐT mà phải có sự tham gia của cả xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ” – ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT FPT Telecom từng nhấn mạnh trong một hội thảo. Sự tham gia của doanh nghiệp với vai trò của người sử dụng lao động trong đào tạo không chỉ góp phần giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, nhà trường về đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, mà còn giúp định hướng, đào tạo những lao động có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là đáp ứng những yêu cầu về thay đổi của nền kinh tế số.

Tác giả bài viết: Gia Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập146
  • Hôm nay10,079
  • Tháng hiện tại476,834
  • Tổng lượt truy cập51,832,793
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944