Quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thứ hai - 27/05/2024 23:44 10 0
GD&TĐ - Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét.
Quan tâm đầu tư cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng DTTS

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục tại các trường học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên cũng đã được đầu tư, nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, những năm qua, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư cho trường. Ngoài ra, thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, các học sinh nơi đây cũng đã được hỗ trợ các khoản chi phí học tập, từ đó giúp các em có thêm động lực đến trường.

Cô Đinh Thị Phương Hằng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên cho biết: Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai hiện có 152 học sinh với tỷ lệ 100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Trong đó, 70% học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo, khoảng 2/3 học sinh đang ở bán trú tại trường.

Học sinh theo học tại trường thuộc đối tượng hưởng chính sách sẽ được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như: hỗ trợ tiền ăn, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; hỗ trợ gạo, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Ngoài ra, trường còn được đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành.

Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học; Tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

Em Lý Thị Lan, học sinh lớp 9, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên cho biết: Gia đình em thuộc diện khó khăn, nhà cách trường 4km, đi học tại trường bán trú em được nhận hỗ trợ về học phí, tiền ăn, suốt những năm học qua nhờ đó mà em có thêm động lực để cố gắng chăm ngoan học tập.

Khu vực KTX tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
Khu vực KTX tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Toàn huyện Võ Nhai hiện có trên 60 trường ở 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS) thì ở cấp mầm non có 40 điểm trường; tiểu học có 37 điểm trường và cấp THCS có 2 điểm trường.

Đường đến các điểm trường đã được đổ bê tông gần đạt 100% số tuyến, không còn nhà lớp học bằng tranh, tre, nứa lá, đảm bảo 1 phòng học/1 lớp, học sinh được học tập và sinh hoạt trong điều kiện vật chất, thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 3 trường THPT được đầu tư khang trang, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương.

Chị Lê Thị Thảo, xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên chia sẻ: Tôi đang có con học tại trường mầm non trên địa bàn xã Thần Sa, là một trong những xã khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, con đi học được nhận hỗ trợ về chi phí học tập, tiền ăn trưa, chúng tôi cảm thấy vô cùng biết ơn, nhờ sự hỗ trợ này mà các cháu ở vùng khó yên tâm tới trường.

Ông Nguyễn Văn Mùi, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Võ Nhai, Thái Nguyên cho biết: Các chương trình, chính sách hỗ trợ đối với học sinh ở vùng khó sẽ góp phần tăng tỷ lệ học sinh đến trường là điều kiện để huyện nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Đối với xã được nhận hỗ trợ sẽ giảm bớt khó khăn, giảm bớt áp lực cho phụ huynh học sinh. Trong thời gian tới, phòng Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tiếp tục rà soát, nhằm hỗ trợ đúng đối tượng, các chế độ chính sách được triển khai kịp thời.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục vùng DTTS và miền núi ở các cấp học. Trong đó phấn đấu ít nhất 8% học sinh DTTS được học tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú. Với sự đầu tư kịp thời cho các trường, điểm trường vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương nói chung, huyện Võ Nhai nói riêng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1043 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay2,696
  • Tháng hiện tại21,724
  • Tổng lượt truy cập49,727,489
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944