Quỳnh Nhai (Sơn La): Hồi sinh ngôi trường từng bỏ hoang

Thứ tư - 23/09/2020 06:54 605 0
GD&TĐ - Dự án xây dựng Trường THCS Khu tái định cư Phiêng Nèn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La ghi nhận nhiều sai phạm nghiêm trọng. Đáng chú ý, sau đầu tư công trình này “dầm mưa, dãi nắng” trong suốt thời gian dài mà chưa được sử dụng. Sau khi Báo GD&TĐ phản ánh sự lãng phí của công trình này, cấp ủy, chính quyền nơi đây đã có những động thái tích cực.
Quỳnh Nhai (Sơn La): Hồi sinh ngôi trường từng bỏ hoang

Không để lãng phí

Ngày 25/6/2019, Báo GD&TĐ có bài viết: “Sơn La: Xây trường học để... “giải ngân”?” phản ánh tình trạng lãng phí trong xây dựng công trình Trường THCS Khu tái định cư Phiêng Nèn (Trường THCS Phiêng Nèn). Công trình được xây dựng theo Quyết định số 930/QĐ-UBND, ngày 22/4/2010 của UBND tỉnh Sơn La với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

Sau một thời gian thi công, ngày 22/8/2012, công trình Trường THCS Phiêng Nèn được bàn giao cho UBND xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai khai thác và sử dụng. Các hạng mục của công trình gồm: 2 dãy nhà lớp học, nhà hiệu bộ, đa năng và các hạng mục phụ trợ.

Nguồn vốn đầu tư lớn song công trình vẫn “dầm mưa, dãi nắng” qua  năm tháng. Thời điểm giữa năm 2019, ghi nhận thực tế, công trình Trường THCS Phiêng Nèn được giao cho Công ty Dệt may Sơn La mượn để khai thác, sử dụng phục vụ cho việc đào tạo nghề của công ty này.

Trước đó, giai đoạn từ 2014 - 2016, công trình cho Trường Tiểu học Phiêng Nèn mượn để học tạm vì trường tiểu học phải sửa chữa và nâng cấp. 

Ông Nguyễn Hoài Thu - Bí thư Huyện ủy Quỳnh Nhai cho biết: Sau khi nhận được phản ánh từ Báo GD&TĐ về sự lãng phí đối với công trình nói trên, chính quyền tỉnh Sơn La và huyện Quỳnh Nhai đã có chỉ đạo quyết liệt, tìm giải pháp đưa công trình vào sử dụng với hiệu quả tối đa.

“Chúng tôi giao cho cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã rà soát nhu cầu thực tế tại địa phương để đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nhất, tránh tình trạng lãng phí sau đầu tư. Năm học này, chúng tôi đã đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu học tập của hàng trăm con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”, ông Nguyễn Hoài Thu - Bí thư Huyện ủy Quỳnh Nhai chia sẻ.

Quỳnh Nhai (Sơn La): Hồi sinh ngôi trường từng bỏ hoang - Ảnh minh hoạ 2
Đông đảo con em ở các bản lân cận Trường THCS Phiêng Nèn phấn khởi vì được học gần nhà.

Muộn còn hơn không

Theo ông Nguyễn Hoài Thu, sau khi rà soát nhu cầu thực tế, huyện Quỳnh Nhai nhận thấy khu vực Phiêng Nèn 1-2, Phiêng Lanh, Hua Tát, Pá Uôn… mật độ dân cư tăng lên so với trước đây. Cùng với đó, nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc trên địa bàn rất lớn.

Nhiều học sinh ở các bản này đang học ở Trường Tiểu học Mường Giàng (cách khu dân cư 4 - 5km) nên việc đi lại hết sức khó khăn. Trường Tiểu học Mường Giàng có số học sinh đông, trong khi quỹ đất hạn hẹp, nhà trường có nhu cầu mở rộng khuôn viên đáp ứng quy mô trường lớp song nguồn lực chưa có.

Vì thế, huyện Quỳnh Nhai tách những học sinh ở các điểm bản: Phiêng Nèn 1-2, Phiêng Lanh, Hua Tát, Pá Uôn… từ Trường Tiểu học Mường Giàng về điểm Trường THCS Phiêng Nèn để học tập là phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy hiệu quả sử dụng của công trình sau đầu tư.

Bà Lương Thị Tám - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Nhai cho biết: Phòng GD&ĐT huyện đã phân công cán bộ, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh tham gia đóng góp nhiều ngày công sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên trường lớp tại điểm Trường THCS Phiêng Nèn để học sinh có được môi trường học tập an toàn, sạch sẽ. Năm học 2020 - 2021, 286 học sinh của Trường Tiểu học Mường Giàng được tách ra từ điểm trường chính, về học tập tại điểm trường mới này.

Quỳnh Nhai (Sơn La): Hồi sinh ngôi trường từng bỏ hoang - Ảnh minh hoạ 3
Ở điểm trường Phiêng Nèn được bố trí học sinh đủ các khối lớp.

“Việc tách 286 học sinh từ trường trung tâm về để thành 8 lớp học ở điểm mới này phù hợp thực tế. Bởi đây là những học sinh xa điểm trường trung tâm, song lại gần điểm trường mới.

Các em có thể tự đi bộ về nhà còn trước kia phải đi khoảng 4 - 5km mới đến được trường, trong khi nhà trường lại không tổ chức bán trú”, thầy Hoàng Ngọc Toản - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Giàng chia sẻ.

Cũng theo thầy Toản, qua ghi nhận hầu hết phụ huynh và học sinh đều đồng tình, ủng hộ với chủ trương tách học sinh ra làm 2 “phân hiệu”.

“Học sinh phấn khởi lắm bởi khi về đây có không gian rộng để học, chơi. Nếu như không chia tách, mỗi lớp có hơn 30 học sinh. Số lượng học sinh đông, thầy cô rất vất vả. Nhưng khi chia tách, mỗi lớp chỉ còn có hơn 20 học sinh. Thầy và trò đều giảm áp lực”, thầy Hoàng Ngọc Toản cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay16,427
  • Tháng hiện tại294,557
  • Tổng lượt truy cập51,650,516
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944