Sách giáo khoa và sách tham khảo phải được Bộ GD&ĐT thẩm định

Thứ năm - 14/03/2019 00:58 371 0

Sách giáo khoa và sách tham khảo phải được Bộ GD&ĐT thẩm định

GD&TĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội - Tòng Thị Phóng nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Phiên thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng (12/3).

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cho đến nay, chúng ta vẫn khẳng định có bộ sách giáo khoa thống nhất trong toàn quốc, còn lộ trình từ năm 2020 trở đi, lớp 1 cấp tiểu học sẽ bắt đầu có bộ sách giáo khoa mới, hiện nay đang chuẩn bị.

"Vấn đề được thảo luận là việc biên soạn sách. Tôi hiểu có thể có nhiều nhóm tác giả khác nhau, vì khả năng diễn đạt, trình độ sư phạm, năng lực, trình bày của từng nhóm khác nhau, đề cập đến nhiều lĩnh vực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng lĩnh vực, từng địa phương, địa bàn, vùng dân tộc, phù hợp với tập quán, lịch sử của địa phương đó nữa.

Nhưng bộ sách giáo khoa và bộ sách tham khảo dù sao cũng phải được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cho nên khi phát hành bộ sách đó, dù ai soạn thì đương nhiên người chịu trách nhiệm vẫn là Bộ GD&ĐT" - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Sách giáo khoa và sách tham khảo phải được Bộ GD&ĐT thẩm định - Ảnh minh hoạ 2
 Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, sách giáo khoa được viết, được đưa ra giảng dạy hiệu quả lớn nhất của nó để phát huy, nâng cao phẩm chất, năng lực của học sinh. Sách giáo khoa không chỉ có học thuộc, cập nhật mà phải làm sao để học sinh vận dụng, nâng được phẩm chất và năng lực. Để làm được việc này, thực chất là qua giáo viên.

Tham khảo là một trong những yếu tố và hướng dẫn cũng là vai trò của giáo viên phải lựa chọn. Chính giáo viên phải truyền thụ được những kiến thức cơ bản, gợi mở tư duy của học sinh để vận dụng được trong cuộc sống.

Ví dụ giáo dục truyền thống yêu nước gắn với yêu quê hương, yêu lịch sử, truyền thống địa phương, cô giáo phải giảng thì học sinh mới có ý thức và vận dụng. Cho nên, vai trò của giáo viên trong truyền đạt kiến thức là vấn đề quan.

"Còn ai kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên là vấn đề. Hôm trước tôi hỏi ai sẽ là người kiểm tra, anh em trả lời: kiểm tra phải thông qua năng lực và sử dụng kiến thức đã học của học sinh để đánh giá chất lượng giáo viên" - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.

Tác giả bài viết: Minh Phong (lược ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay15,059
  • Tháng hiện tại293,189
  • Tổng lượt truy cập51,649,148
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944