Singapore: Thí điểm đưa giáo dục môi trường vào chương trình học

Thứ hai - 16/05/2022 22:00 271 0
GD&TĐ - Chương trình Quản lý Sinh thái của Bộ Giáo dục Singapore, nhằm nuôi dưỡng văn hóa về thói quen bền vững trên mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày cho thế hệ tiếp theo đang được áp dụng thí điểm cho 4 trường học.
Singapore: Thí điểm đưa giáo dục môi trường vào chương trình học

Điều này được thực hiện một phần qua sáng kiến tại các trường và bài dạy học sinh về tính bền vững của môi trường.

Lồng ghép vào các môn học

4 trường tham gia chương trình thí điểm là: Trường Trung học Tampines, Trường Mee Toh, Trường Tiểu học Elias Park và Trường Trung học Commonwealth.

Các trường này đã phát triển nguồn lực có các sáng kiến bền vững hoặc được tích hợp với cơ sở hạ tầng xanh, chẳng hạn như những tấm pin Mặt trời và đèn LED, tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí thải carbon.

Trường Trung học Tampines đã lắp đặt các quạt tiết kiệm năng lượng và sử dụng sơn phản xạ nhiệt trên các bức tường hướng Đông, Tây để làm mát tòa nhà và đỡ tốn năng lượng hơn.

Bộ Giáo dục có kế hoạch làm việc theo hướng giảm 2/3 lượng khí thải carbon ròng từ khu vực trường học vào năm 2030 và hướng tới mục tiêu ít nhất 20% trường học trung tính về carbon vào thời điểm đó.

Các khái niệm về tính bền vững nằm trong các bài học, trong việc phân loại rác để xây dựng thói quen suốt đời. Ở Trường Trung học Tampines, các khái niệm này được đưa vào chương trình giảng dạy của trường.

Ví dụ, trong các bài học khoa học, học sinh tìm hiểu về những gì Singapore đang làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và khai thác năng lượng Mặt trời. Trong giáo dục về thực phẩm, người tiêu dùng, giáo viên nói về rác thải thực phẩm ở Singapore và yêu cầu học sinh suy nghĩ về lượng thực phẩm bị vứt bỏ và lượng khí thải carbon mà nó tạo ra. Môn Hóa học lại giúp học sinh hiểu về các khí độc hại được thải ra môi trường do các hoạt động của con người.

Là một phần của môn Giáo dục công dân, học sinh còn được đi sâu vào chủ đề chất thải điện tử bằng cách thảo luận về việc đốt loại chất thải này độc hại như thế nào đối với con người. Tiếp theo là nơi tập trung rác thải điện tử để đóng gói và xử lý đúng cách.

Bà Bhart Sheri - giáo viên môn Giáo dục công dân tại Trường Trung học Tampines - cho biết, hy vọng các khái niệm được củng cố trong 4 năm sẽ giúp học sinh thay đổi tư duy và sau đó các em có thể ảnh hưởng tới gia đình và hàng xóm của mình.

Singapore: Thí điểm đưa giáo dục môi trường vào chương trình học - Ảnh minh hoạ 2
Trường Trung học Tampines lắp các tấm pin Mặt trời trên nóc các tòa nhà.

Thực hành tại lớp học

Ở các trường thực hiện thí điểm, mỗi lớp sẽ có 2 “đại sứ xanh” phụ trách và bảo đảm những vật dụng có thể tái chế được để đúng vị trí và sau đó mang đến thùng rác.

Giáo viên Sheri dạy môn Địa lý và Xã hội, Trường Trung học Tampines cho biết, hy vọng những thực hành hàng ngày này sẽ giúp thanh, thiếu niên hình thành những thói quen gắn bó với các em suốt đời.

“Tôi rất vui mừng khi thấy các em vui vẻ phân loại rác. Tất cả những thói quen này sẽ có tác dụng vì không phải nó chỉ diễn ra một lần, mà đã trở thành thói quen. Những nỗ lực của mỗi cá nhân sẽ góp phần tạo nên một thế giới xanh và sạch hơn”, cô Sheri hy vọng.

Ngoài ra, trường học còn có hoạt động ngoại khóa liên quan đến môi trường để học sinh có thể biến các vật dụng bỏ đi thành các sản phẩm có thể sử dụng được.

“Khi các em thử nghiệm với mọi thứ, nó mang lại cho các em kiến thức và kỹ năng để áp dụng vào thực tế vì một xã hội bền vững với môi trường. Điều này có thể khiến các em đam mê hơn với những công việc xanh trong tương lai”, cô Sheri nói.

Singapore: Thí điểm đưa giáo dục môi trường vào chương trình học - Ảnh minh hoạ 3
Chương trình từ nông trại đến bàn ăn của Mee Toh dạy học sinh về an ninh lương thực và nỗ lực trồng thực phẩm như nấm.

Giáo dục môi trường trở nên sống động

Giáo dục về môi trường bắt đầu ngay từ khi một đứa trẻ bước vào Trường Tiểu học Mee Toh. Học sinh ở tất cả các lớp đều tham gia vào chương trình tái chế hàng tuần của trường bằng cách mang đồ tái chế từ nhà vào các thứ 4.

Một trạm tái chế được thiết lập tại tiền sảnh của trường và 2 “đại sứ xanh” của mỗi lớp sẽ mang rác tái chế đến đó để phân loại.

Học sinh lớp 2 được học về đa dạng sinh học và cách trân trọng thiên nhiên, môi trường bằng cách làm áp phích và thuyết trình.

Thông qua chương trình từ nông trại đến bàn ăn ở lớp 3, các em tìm hiểu về an ninh lương thực và trực tiếp tìm hiểu về công việc khó khăn trong việc trồng trọt lương thực. Các em trồng rau theo phương pháp thủy canh và trồng nấm. Một nửa số rau thu hoạch được sẽ bán cho căng tin và một nửa còn lại sẽ tặng cho nhà dưỡng lão.

Cô Eleanor Quek - cố vấn giáo dục môi trường của nhà trường - cho biết, chương trình này không chỉ tích hợp các môn như Khoa học, Toán học và Nghiên cứu xã hội, nó còn khiến những học sinh từng tự trồng thực phẩm tích cực hơn trong việc hạn chế rác thải thực phẩm. Cô thấy học sinh trân trọng thực phẩm của mình hơn khi ăn những gì mình trồng trong căng tin.

Học sinh lớp 4 được học về bảo tồn nước. Nhà trường có bể thu gom nước mưa riêng và dùng nó để rửa sân trường. 

Lan tỏa tới gia đình

Em Dawn Tan - học sinh lớp 6 Trường Trung học Tampines - cho biết, em đã ý thức hơn về vấn đề môi trường. Cô bé là người đứng đầu “các nhà vô địch môi trường” gồm 50 học sinh trong khối lớp. Đây là các em dẫn đầu các dự án về môi trường. Các em thực hiện nhiều dự án như tạo áp phích hoặc đề can, khuyến khích bạn bè có ý thức hơn về môi trường hoặc đưa ra thông báo để “chia sẻ sự thật về môi trường”.

Ở nhà, gia đình Dawn có một góc tái chế, nơi các vật dụng được phân loại theo chất liệu của chúng. Dawn cũng chia sẻ với mẹ kiến thức môi trường học được. “Có lần, em thấy mẹ định vứt chai nhựa đi và đã nhắc mẹ tái sử dụng 2 - 3 lần trước khi mang đi tái chế, chứ không vứt đi” – cô bé nói và cho biết cảm thấy rất vui vì đang góp phần vì môi trường.

Cha mẹ có thể đóng vai trò trong việc ủng hộ những nỗ lực vì môi trường. Cố vấn giáo dục môi trường Elanor Quek của Trường Mee Toh đề nghị các gia đình bắt đầu với các bước đơn giản như tái sử dụng nước vo gạo để tưới cây, mang theo túi khi mua thực phẩm, làm sạch chai nhựa trước khi tái chế, phân loại rác, ăn chay mỗi tuần/l lần hoặc mỗi tháng/1 lần.

Ngoài ra, phụ huynh có thể khuyến khích con đi xe buýt thay vì taxi, đưa trẻ đi dạo nơi nhiều cây xanh. Trẻ càng được tiếp xúc nhiều với các khu vườn hoặc tham gia trồng rau, chúng sẽ càng muốn bảo vệ thiên nhiên.

Theo Strait Times

Tác giả bài viết: Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập668
  • Hôm nay26,324
  • Tháng hiện tại304,454
  • Tổng lượt truy cập51,660,413
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944