Sinh động hóa việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học trò

Thứ sáu - 13/05/2022 22:33 326 0
GD&TĐ - Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học trò đạt hiệu quả, ngành giáo dục Thái Nguyên đang tích cực triển khai theo hướng sinh động hóa các nội dung, hình thức hoạt động.
Sinh động hóa việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học trò

Việc làm nhỏ, bài học lớn

Năm học vừa qua, nội dung trọng tâm trong chủ đề của năm học gồm “Lễ phép, Thân thiện, Trung thực, Trách nhiệm” đã được các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên triển đến từng giáo viên, học sinh và phụ huynh bằng những hoạt động sinh động, thiết thực.  

Tại trường Tiểu học Nguyễn Huệ (TP Thái Nguyên), các thầy cô giáo đã tập hợp hình ảnh xây dựng thành video về những cử chỉ đẹp, việc làm tốt, hoặc cả những điều chưa đúng, những ứng xử thiếu trách nhiệm của chính học sinh nhà trường.

Có khi đó là những việc nhỏ những đáng khen như tưới cây, xếp hàng, chào hỏi… Cũng có thể là những điều cần nhắc nhở như chen lấn, vứt rác ra sân trường, ngắt hoa bẻ cành…

Sinh động hóa việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học trò - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Huệ (TP Thái Nguyên) vệ sinh bàn ghế, phòng lớp sau giờ học

Những tư liệu thực tế này được trình chiếu để biểu dương hay rút kinh nghiệm tại mỗi lớp vào giờ sinh hoạt mỗi tuần. Sau khi xem, nhiều em đã bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình để trao đổi bàn luận cùng bạn bè trong lớp. Điều này đã trực tiếp làm thay đổi ý thức trách nhiệm của từng học sinh, điều chỉnh hành vi của mỗi bạn nhỏ.

“Với học sinh bậc tiểu học, phương pháp giáo dục đạo đức và hành vi đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tế, trải nghiệm. Các lớp nhỏ thì cần hướng dẫn thực tế hơn là thuyết trình, giảng bài trên lớp” - cô giáo Hà Phong Lan, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.

Từ cách làm cụ thể này, trường đã tổ chức phát động mỗi lớp học xây dựng một chuyên đề theo bốn nội dung chủ đề năm học bằng hình thức giáo dục trực quan thông qua video hoặc hình ảnh động.

Đặc biệt, các em học sinh khối lớp 4, lớp 5 đã có hàng trăm bài viết bình luận về chủ đề “Trách nhiệm” với môi trường, với cộng đồng, bằng nhiều hình thức viết tay hoặc phản hồi trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính.

Cô giáo Mai Thị Thanh Hiền, Tổng phụ trách Đội của nhà trường vui mừng cho biết: “Cũng sau những đợt sinh hoạt như vậy, việc giữ môi trường sạch đẹp được các em tự giác chấp hành tốt hơn, học sinh tự giám sát nhau và giáo viên ít phải nhắc nhở”.

Phát huy sức sáng tạo, tinh thần đóng góp của học trò

Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả, nhiều nhà trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hoạt động theo hình thức sáng tạo, lồng ghép vào giảng dạy các môn học. Nhờ đó, việc truyền tải các thông điệp trở nên tự nhiên, không giáo điều, cứng nhắc.

Sinh động hóa việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học trò - Ảnh minh hoạ 3
Cô và trò trường Tiểu học Khôi Kỳ (Đại Từ, Thái Nguyên) đang thảo luận về những tình huống, câu chuyện đẹp trong cuộc sống

Tại trường Tiểu học Khôi Kỳ (Đại Từ, Thái Nguyên), giáo viên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới môn học Đạo đức, tổ chức các hoạt động giáo dục nhân cách phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Nhà trường đã tổ chức lồng ghép những câu chuyện về Bác Hồ vào các tiết học, hoạt động ngoại khóa, từ đó đặt ra nhiều câu hỏi để các em tự rút ra bài học cho mình. Suy nghĩ đọng lại sau mỗi câu chuyện, mỗi bài học giúp các em tự thấy bản thân mình cần rèn luyện tốt hơn.

Đặc biệt, thầy cô giáo còn tổ chức cho các lớp thực hiện “Mô hình sáng tạo” để tạo môi trường tích cực để mỗi tập thể, cá nhân được đóng góp vào các hoạt động chung của thầy trò nhà trường. Nổi bật trong đó, mô hình “nuôi lợn đất” và “trồng rau sạch” được học sinh nhiệt tình tham gia và đem lại những kết quả ý nghĩa.

Qua mỗi dịp tổng kết quỹ của các lớp từ việc tiết kiệm “nuôi lợn đất” và trồng rau sạch tại trường, kinh phí thu được khoảng gần 20 triệu đồng đã được trao hỗ trợ, mua quà cho những hoàn cảnh học sinh gặp khó khăn, vươn lên trong học tập.

“Những hoạt động của các lớp còn được sự đồng hành, chung tay ủng hộ của thầy cô giáo, của phía phụ huynh học sinh, tạo nên sự lan tỏa sâu rộng. Mỗi học sinh đều cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa qua sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau” - cô giáo Lê Thị Kim Dung, Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Khôi Kỳ (Đại Từ, Thái Nguyên) bày tỏ.

Điểm nhấn trong công tác giáo đục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh giai đoạn 2021 - 2025 của Thái Nguyên là xây dựng nét phong cách nổi bật của học sinh trong tỉnh: Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm.

Mỗi đơn vị trường học sẽ xây dựng "Thông điệp nhà trường" phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học và đặc điểm đơn vị. Thông điệp nhà trường phải hàm chứa những nội dung cốt lõi nhằm giáo dục học sinh có lễ phép, thân thiện, trung thực, trách nhiệm.

Tác giả bài viết: Thanh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập838
  • Hôm nay51,541
  • Tháng hiện tại329,671
  • Tổng lượt truy cập51,685,630
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944