Sinh viên Indonesia: Khó tìm việc làm sau tốt nghiệp

Thứ ba - 26/04/2022 03:10 242 0
GD&TĐ - Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao,
Sinh viên Indonesia: Khó tìm việc làm sau tốt nghiệp

Hỗ trợ sinh viên khi họ bước vào thị trường lao động đã trở thành mối lo lắng lớn của các bên liên quan ở Indonesia. Theo Cơ quan thống kê Badan Pusat Statistik (BPS), tỷ lệ thất nghiệp ở Indonesia tương đối cao, ở mức 6,2% vào tháng 2/2021. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều phía.

Nỗ lực tăng cường kết nối

Nguyên nhân đầu tiên liên quan tới các trường đại học. Đã có nhiều tranh luận về việc các trường không cung cấp đủ nguồn lực để sinh viên sẵn sàng làm việc. Ví dụ, trong khi các ngành công nghiệp và người sử dụng lao động mong muốn có nhân viên vừa có kỹ năng chuyên môn và sự chuyên nghiệp, chương trình đào tạo đại học vẫn chỉ tập trung hoàn toàn vào kiến thức chuyên ngành.

Khung trình độ quốc gia Indonesia có tên KKNI đã nhấn mạnh việc phát triển các chương trình giảng dạy chủ yếu tập trung vào việc nắm vững kiến thức và một số kỹ năng thông thường. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục đại học cung cấp rất ít cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập, các chương trình tình nguyện…

Tuy nhiên, vào năm 2020, Tổng cục Giáo dục Đại học, thuộc Bộ Giáo dục Indonesia khởi động chương trình Merdeka Belajar Kampus Merdeka (MBKM). Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ KKNI, nhằm tăng cường kết nối giữa các chương trình giáo dục đại học và nhu cầu của các ngành công nghiệp.

MBKM thúc đẩy việc thực hiện 8 chương trình chính, bao gồm trao đổi sinh viên, thực tập, hỗ trợ giảng dạy trong trường học, nghiên cứu, công việc tình nguyện, khởi nghiệp, các dự án nghiên cứu độc lập và các chương trình phục vụ cộng đồng ở những vùng sâu, vùng xa.

Chương trình dự kiến sẽ nâng cao kỹ năng của sinh viên để họ có thể sẵn sàng làm việc. Ngoài ra, một số hoạt động được thiết kế để nâng cao trải nghiệm thực tế của sinh viên tốt nghiệp thông qua các chương trình thực tập, hỗ trợ giảng dạy, khởi nghiệp và các vụ dịch vụ cộng đồng theo chuyên đề. MBKM hy vọng sinh viên có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực ngoài kiến thức kỹ thuật.

MBKM là một chương trình tiềm năng để phát triển tài nguyên sinh viên. Tuy nhiên, việc giải thích và áp dụng nó rất phức tạp. Một số trở ngại của chương trình liên quan đến quy định nội bộ, quản trị, cơ sở hạ tầng, các đối tác trong ngành và mô hình hợp tác, chương trình giảng dạy, nguồn nhân lực… Vẫn còn quá sớm để kết luận liệu chương trình có hiệu quả trong việc hỗ trợ sinh viên xây dựng kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.

Kỳ vọng cao của nhà tuyển dụng

Những lý do tiềm ẩn khác khiến sinh viên tốt nghiệp thiếu việc làm ở Indonesia xuất phát từ kỳ vọng cao của các nhà tuyển dụng. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, họ tìm kiếm những ứng viên có thành tích học tập cao, kỹ năng công nghệ, trình độ tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc tốt.

Hơn nữa, nhà tuyển dụng thường tìm ứng viên có nhiều khả năng chuyên môn của thế kỷ 21 như các kỹ năng chung, sự thích nghi, kỹ năng mềm, sự chuyên nghiệp, giao tiếp cá nhân.

Những kỳ vọng cao trên được coi là một trong những trở ngại lớn nhất ngăn sinh viên mới tốt nghiệp có việc làm. Hậu quả là một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp tại địa phương không tìm được việc và một số lượng lớn các nhà tuyển dụng không tìm được đủ lao động có tay nghề cao.

Sinh viên Indonesia: Khó tìm việc làm sau tốt nghiệp - Ảnh minh hoạ 2
Sinh viên Đại học Monash ở Jakarta, Indonesia.

Thiếu mục tiêu nghề nghiệp

Yếu tố cuối cùng góp phần vào vấn đề thất nghiệp cao ở Indonesia là chính các sinh viên tốt nghiệp. Cho đến nay, có rất nhiều sự chú ý ở các yếu tố vĩ mô nhưng rất ít có cuộc thảo luận hoặc điều tra về những gì đã xảy ra ở cấp độ cá nhân. Ở cấp độ này, một loạt yếu tố có thể xác định kết quả tìm việc của sinh viên tốt nghiệp, bao gồm kế hoạch nghề nghiệp ban đầu, mạng xã hội, hiểu biết văn hóa và kỹ năng giao tiếp.

Nhiều bằng chứng cho thấy, sinh viên thường không có kế hoạch nghề nghiệp sớm mà chỉ bắt đầu tìm việc làm khi tốt nghiệp. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, 52,9% sinh viên tham gia không rõ ràng và thiếu tự tin về bản chất công việc và mục tiêu nghề nghiệp của họ.

Trong nghiên cứu trên, những sinh viên có kế hoạch nghề nghiệp sớm có thể định hướng tốt hơn vì có những hiểu biết và nguồn lực phong phú hơn. Việc tích lũy kinh nghiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế khác nhau cũng nhiều hơn đối với người có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. Kết quả là sinh viên có thể hiểu những lợi ích và hạn chế nghề nghiệp của họ để điều chỉnh cho phù hợp.

Thách thức về văn hóa

Trong nhiều trường hợp, sinh viên tốt nghiệp dùng mạng xã hội để tìm việc làm. Tại đây, họ có thể tìm được việc từ các doanh nghiệp gia đình, bạn bè, người quen làm việc cho một công ty cụ thể. Sinh viên có mạng lưới rộng rãi để dễ dàng nhận được tài liệu tham khảo, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Một vấn đề quan trọng khác góp phần vào vấn đề thất nghiệp của sinh viên là kỹ năng giao tiếp và hiểu biết văn hóa địa phương. Indonesia là quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 17 nghìn hòn đảo cùng dân số 265 triệu người nên ở đây có một loạt nền văn hóa và ngôn ngữ. Điều này tạo ra thách thức cho sinh viên tốt nghiệp. Họ phải học và hiểu các giá trị văn hóa, ngôn ngữ khác nhau để có thể tìm thấy con đường của mình trong một loạt các ngành công nghiệp. Như vậy, họ có thể làm việc, giao tiếp và xây dựng lòng tin với người dân địa phương dễ dàng hơn.

Nói chung, sinh viên Indonesia có thể cải thiện triển vọng việc làm của mình bằng cách phát triển kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng hơn, xây dựng mối quan hệ tốt hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, nâng cao hiểu biết văn hóa cộng đồng, nuôi dưỡng khả năng thích ứng và phục hồi. Việc phát triển những phẩm chất này cho phép họ tận dụng bằng cấp chính thức và kỹ năng chuyên môn, đồng thời duy trì hay thay đổi công việc dễ dàng hơn.

Tình trạng hiện tại về khả năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ở Indonesia chứng tỏ cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các bên liên quan. Các trường đại học, ngành công nghiệp và cá nhân nên được kết nối tốt hơn để đóng góp nhiều hơn vào việc giải quyết vấn đề. Chương trình học của sinh viên cần sát hơn với yêu cầu của các ngành công nghiệp và sinh viên phải tự học những kỹ năng cần thiết mà các trường chưa trang bị cho họ.

Theo UWN

Tác giả bài viết: Cao Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1410 | lượt tải:305

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1134 | lượt tải:292

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2445 | lượt tải:383

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2922 | lượt tải:482

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2240 | lượt tải:325
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay7,735
  • Tháng hiện tại217,168
  • Tổng lượt truy cập51,274,350
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944