Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất

Thứ ba - 26/04/2022 07:22 207 0
GD&TĐ - Ngày 26/4, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 tại TP.HCM.
Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất

Cùng đi với đoàn còn có PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, ông Tạ Ngọc Trí- Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã kiểm tra tình hình thực tế tại 3 trường: Trường THCS Nguyễn Văn Tố, Trường Tiểu học Dương Minh Châu tại Quận 10 và Trường THPT Trần Khai Nguyên, Quận 5.

Sau kiểm tra thực tế các trường, đoàn công tác đã  làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục các quận huyện - tại Trường THPT Trần Khai Nguyên. Buổi làm việc có sự kết nối với nhiều điểm cầu trực tuyến tại các quận huyện, cùng sự tham gia của hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS, THPT.

 Nhiều ý kiến tâm huyết để thực hiện tốt chương trình mới

Tại buổi làm việc, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác đã lắng nghe những ý kiến chia sẻ của các đơn vị về tình hình triển khai thực hiện chương trình GDPT mới 2018, cũng như công tác chuẩn bị cho việc triển khai chương trình lớp 10 mới vào năm học 2022-2023.

Bà Phạm Thị Bé Hiền- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, cho biết, để chuẩn bị triển khai chương trình GDPT mới 2018 mà cụ thể là lớp 10, trường đã chuẩn bị tập huấn giáo viên, tập huấn modul chuyên đề cho giáo viên để chuẩn bị cho việc dạy lớp 10, rà sát giáo viên và tuyển dụng giáo viên để đáp ứng chương trình.

Trường chuyên cũng có những khó khăn nhất định, các lớp đều có cách tổ chức tiết học rất khác nhau, đối tượng học sinh khi áp dụng chương trình GDPT mới 2018 vì vậy cũng khác nhau.

Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất - Ảnh minh hoạ 2
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra học cụ học tập của học sinh tại trường THPT Trần Khai Nguyên

“Các em chọn theo các môn lựa chọn  sau khi đã có định hướng môn chuyên, nên nhà trường cố gắng linh hoạt để đảm bảo quyền lợi của học sinh. Bộ GD&ĐT cần công bố sớm chuẩn đầu ra của học sinh lớp 12 để các trường có sự chủ động trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng trình độ cho học sinh để đảm bảo chất lượng.

Trong tình huống không tuyển được giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật thì nhà trường cần được tạo cơ chế để tuyển giáo viên theo hình thức hợp đồng”- bà Hiền nói.

Thầy Nguyễn Vân Yên- Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương cho biết, do trường thuộc tốp trung bình khá của Thành phố nên định hướng trong việc xây dựng tổ hợp của trường cũng theo hướng phù hợp với trình độ học sinh.

“Nhà trường xây dựng 5 tổ hợp, tổ hợp mở sau khi tiếp nhận nguyện vọng của các em để cân đối số tổ hợp, lớp cho phù hợp. Trường sẽ có tư vấn và liên kết về mặt giáo viên hoặc tổ chức lớp với các bộ môn về công nghệ, nghệ thuật và mỹ thuật với các trường khác nhằm tháo gỡ việc thiếu hụt giáo viên các bộ môn trên.

Đặc biệt, trường mong muốn Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT cần tháo gỡ cho các trường trong việc ký hợp tác với các cộng tác viên có năng lực, kỹ năng nhưng bằng cấp sư phạm không có để đảm bảo có đủ nguồn lực giáo viên”- thầy Yên bày tỏ.

Chia sẻ những khó khăn và nỗ lực của ngành giáo dục TP.HCM trong việc triển khai và thực hiện chương trình GDPT mới 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng TP đã và đang chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để triển khai một cách hiệu quả chương trình GDPT mới 2018.

Ở tâm dịch, học sinh TPHCM dù chỉ học trực tiếp 2 tháng nhưng việc tiếp nhận kiến thức rất tốt. Có được điều này là nhờ sự cố gắng, sáng tạo và không ngừng đổi mới nỗ lực từ thầy cô giáo.

Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất - Ảnh minh hoạ 3
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác thư viện, hỗ trợ học sinh

Giáo viên - người nắm "chìa khóa" thành công

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ GD&ĐT đặt ra 3 mục tiêu lớn cho ngành sau khi dịch Covid-19 lắng xuống là chống dịch an toàn, hoàn thành chương trình, kiên trì mục tiêu chất lượng.

Vì vậy, dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và tác động lớn đến ngành giáo dục nhưng Bộ GD&ĐT vẫn xác định chất lượng là yếu tố then chốt. 

“Chất lượng giáo dục có hay không đều phụ thuộc vào giáo viên, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Tiểu học là bậc học “khởi công” nhưng không nhận “khánh thành”. Do đó, học sinh lớp 1 mà được học thầy cô giáo tốt, năng lực chuyên môn giỏi, biết khơi gợi  đam mê học tập, chắc chắn sẽ tạo ra nền móng tốt cho sự phát triển của học sinh sau này.

Chúng ta đã về đích đúng hạn dù đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn, có được điều đó là nhờ sự linh hoạt, chủ động trong việc thích ứng với bối cảnh dạy học mới của các địa phương, các nhà trường và từng thầy cô giáo”- Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng cho biết thêm, chương trình GDPT mới 2018 đã triển khai ở lớp 1, 2, 6 và những đánh giá kết quả ban đầu sau hơn 1 năm vất vả vừa học vừa chống dịch đã cho thấy rõ những điểm ưu việt. Đây là bước khởi đầu, nền tảng để các địa phương và ngành giáo dục tích cực triển khai chương trình ở các cấp lớp tiếp theo, nhất là lớp 10.

Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất - Ảnh minh hoạ 4
Thầy Nguyễn Vân Yên- Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương nêu ý kiến tại buổi làm việc

Để triển khai có hiệu quả chương trình GDPT mới 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý 3 vấn đề chính các thầy cô giáo cần lưu tâm.

Thứ nhất, phải thường xuyên nhận thức dầy đủ và đúng đắn về việc triển khai chương trình GDPT mới 2018. Thầy cô cần quyết tâm và ý thức rõ mục tiêu này. Bởi mọi sự đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức. Vì vậy, rất mong thầy cô nhận thức đầy đủ và tốt hơn về chương trình GDPT mới 2018, công tác quản trị và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên cần được ngành giáo dục địa phương thực hiện thường xuyên.

Thứ hai, phải thực hiện công tác tổ chức, triển khai chương trình GDPT mới 2018 một cách kỹ lưỡng. Mọi thầy cô giáo cần phải đọc hiểu thật kỹ với chương trình GDPT mới 2018. Các nhà trường cần bố trí đội ngũ thầy cô giáo đảm bảo các yêu cầu đổi mới.

Thứ ba, cần chuẩn bị điều kiện cho việc triển khai chương trình và chăm lo đội ngũ tốt hơn. Để thực hiện đổi mới chương trình thì các trường phải chăm lo cho đội ngũ giáo viên, có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới, giúp giáo viên có động lực làm việc, phát triển năng lực tối đa của mình.

Triển khai Chương trình mới: Chất lượng giáo dục là mục tiêu lớn nhất - Ảnh minh hoạ 5
Thứ trưởng chụp ảnh kỉ niệm cùng các đơn vị 

“Đầu tư về cơ sở vật chất một cách mạnh mẽ song hành với công tác chăm lo cho giáo viên. Tuyệt đối “không để thiết bị về trường mà không được ra lớp”, đã mua về thì phải sử dụng và sử dụng có hiệu quả, để tạo ra hoạt động hỗ trợ dạy và học tốt hơn.  

Đổi mới công tác quản lý, đổi mới từ việc quản lý con người sang quản trị công việc cũng cần được quan tâm để việc thực hiện và triển khai chương trình GDPT mới 2018 mới đồng bộ và thành công”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Anh Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay41,887
  • Tháng hiện tại320,017
  • Tổng lượt truy cập51,675,976
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944