Tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái

Thứ năm - 03/02/2022 19:34 380 0
GD&TĐ - Tất cả các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình hạnh phúc.
Tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái

Nhưng làm thế nào đạt được điều đó? Có cần thiết phải giành được thành công bằng mọi giá hay  không? Thành tích của một đứa trẻ có luôn luôn quan trọng không? Tại sao phải quan tâm đến những người khác? Nhà tâm lý học Adam Grant (Giáo sư trường Wharton, ĐH Pennsylvania, Mỹ) và nhà văn Allison Sweet Grant bàn về những ưu tiên trong việc giáo dục con cái.

Ít nghĩ hơn về người khác

Nếu trẻ em phát hiện ra chúng ta nói dối, chúng sẽ nhận thấy rất rõ sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của người lớn. Nếu bạn hỏi các bậc cha mẹ Mỹ muốn con mình trở thành người như thế nào, hơn 90% họ sẽ trả lời: “Trước hết chúng phải biết quan tâm tới người khác”. Nhưng phần lớn trẻ em lại có ý kiến khác: 81% cho rằng cha mẹ coi trọng thành tích và hạnh phúc riêng tư của các con hơn sự quan tâm của các con đến người khác.

Trẻ em không nghe những gì chúng ta nói, chúng để ý những gì chúng ta quan tâm. Và thật khó tranh cãi khi ở nhiều nước phát triển, cha mẹ quan tâm đến thành tích cá nhân và hạnh phúc riêng tư của con cái hơn những giá trị đạo đức của chúng.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi những người quan tâm đến người khác dường như ngày càng ít đi. Một cuộc khảo sát hằng năm được thực hiện đối với các sinh viên Mỹ mới đây cho thấy, sự đồng cảm của họ đã giảm đáng kể và họ không còn quan tâm đến cảm xúc của người khác. Trong giai đoạn khảo sát, họ cũng ít băn khoăn về những người không may mắn và ít nghĩ ngợi về những người bị đối xử bất công.

Theo các chuyên gia tâm lý, những người sinh sau 1995 giống như các thế hệ trước, cho rằng cần giúp đỡ những người gặp khó khăn. Nhưng họ cảm thấy ít trách nhiệm cá nhân hơn đối với những người cần giúp đỡ.

Về lý thuyết, thế hệ này hiểu rằng cần phải giúp đỡ, nhưng bản thân họ không nỗ lực để làm điều đó. Việc chúng ta không còn quan tâm đến nhau, mỗi người chỉ theo đuổi lợi ích của riêng mình, một phần là lỗi của cha mẹ đã vun đắp những giá trị sai lầm.

Chúng ta thường thấy người lớn tập trung vào thành tích của con cái, mà quên trau dồi ở chúng một trong những phẩm chất chính, đó là lòng nhân ái.

Một số bậc cha mẹ không khích lệ lòng nhân ái, họ cho rằng đó là điểm yếu trong thế giới cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó, cha mẹ có thể dạy con quan tâm đến người khác và bằng tấm gương của mình chứng mình rằng có thể trở thành người vừa rộng lượng vừa tự trọng, vừa có cá tính mạnh mẽ.

Giáo dục lòng nhân ái như thế nào

Tầm quan trọng của giáo dục lòng nhân ái - Ảnh minh hoạ 2
Nhà tâm lý học Adam Grant (phải) và nhà văn Mỹ Allison Sweet Grant.

Khi con cái bắt đầu đi học, cha mẹ thường đặt câu hỏi vào cuối ngày về thành tích của chúng: “Đội của con hôm nay thắng chứ? Con làm bài kiểm như thế nào?”.

Và ai cũng hiểu: Để chứng minh sự quan tâm là giá trị cơ bản, chúng ta cần phải chú ý tới nó. Chúng ta bắt đầu thay đổi cách đặt câu hỏi. Trong những bữa ăn gia đình, bây giờ chúng ta hỏi các con xem chúng đã làm gì để giúp đỡ người khác.

Lúc đầu, câu trả lời mặc định là “Con quên”. Nhưng sau một thời gian, các con bắt đầu nói một cách dè dặt hơn: “Con chia sẻ bánh mì kẹp thịt của con với một bạn vì bạn ấy quên không mang thức ăn” hoặc “Con giúp một bạn gái giải bài tập”. Các con bắt đầu chủ động tìm kiếm cơ hội giúp đỡ những bạn khác.

Chúng ta nói với các con rằng bản thân đã nhiều lần giúp đỡ người khác. Và nhất định chúng ta phải kể về những trường hợp có thể giúp đỡ được ai đó, nhưng đã không làm.

Những câu chuyện về việc bạn hối hận vì đã không bênh vực một đứa trẻ bị bạn cùng lớp bắt nạt có thể thôi thúc con bạn bảo vệ ai đó một ngày nào đấy. Hoặc nhớ lại việc bạn đã bỏ quên đồng đội trong lúc khó khăn có thể giúp con bạn suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của mình đối với người khác.

Vấn đề không phải là các con thể hiện lòng nhân ái để được ban thưởng, mà cho chúng thấy những người xung quanh nhận ra và trân trọng sự quan tâm của mình.

Nhưng trẻ em thường coi những việc làm tốt là một công việc cụ thể, chứ không phải là sự lựa chọn có ý thức. Chúng ta có thể thay đổi điều đó.

Các thực nghiệm cho thấy, nếu không bị ép buộc chia sẻ, mà tạo điều kiện cho các em tự hành động, thì trong tương lai, các em thường thể hiện sự hào phóng cao gấp đôi. Khi đứa trẻ giúp đỡ người khác, nếu được người lớn khen ngợi, chúng sẽ sẵn sàng làm lại.

Giúp đỡ người khác sẽ thành đạt hơn

Dạy trẻ quan tâm đến người khác là cách tốt nhất để chuẩn bị cho chúng một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn! Nhiều nghiên cứu chỉ ra, những đứa trẻ giúp đỡ người khác, cuối cùng sẽ thành đạt hơn những đứa trẻ không làm điều đó.

Những cậu bé hôm nay giúp đỡ những đứa trẻ khác, 30 năm sau, kiếm được nhiều tiền hơn những bạn không giúp đỡ. Ở tuổi trưởng thành, những người hào phóng có thu nhập cao hơn, họ làm việc hiệu quả hơn và tiến nhanh hơn trên con đường danh vọng.

Sở dĩ như vậy là vì cái ý nghĩa mà họ tìm thấy trong việc giúp đỡ người khác đã thúc đẩy họ tiếp tục học tập và nuôi dưỡng mối quan hệ sâu sắc hơn với những người xung quanh. Và cuối cùng, nó dẫn tới khả năng sáng tạo và năng suất cao hơn.

Hơn nữa, lòng tốt có thể làm cho trẻ em vui sướng hôm nay, ở đây và bây giờ. Trong một thực nghiệm, người ta phát bánh quy cho trẻ và sau đó đề nghị các em cho búp bê “ăn”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, khi ăn bánh với búp bê, trẻ em vui sướng hơn khi nhận được bánh. Và các em còn vui sướng hơn nữa khi cho búp bê miếng bánh lấy từ đĩa của mình, chứ không phải từ nơi khác.

Tất nhiên, chúng ta phải khuyến khích trẻ lao động. Hãy để các em tự hào và vui mừng trước những thành công của mình. Và lòng nhân ái không đòi hỏi phải hy sinh những thứ đó.

Nhưng thử thách thực sự của việc giáo dục không phải là con bạn đạt được gì, mà là chúng sẽ trở thành người như thế nào và sẽ đối xử với những người khác ra sao. Nếu bạn dạy con trở thành người nhân ái, bạn không chỉ giúp con bạn thành công mà còn tạo điều kiện cho chúng có được những người bạn đích thực.

Tác giả bài viết: Kim Thanh Hằng (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1386 | lượt tải:301

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1122 | lượt tải:286

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2385 | lượt tải:379

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2905 | lượt tải:476

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2227 | lượt tải:322
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay11,518
  • Tháng hiện tại338,711
  • Tổng lượt truy cập50,396,516
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944