Tạo điểm nhấn cho Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019

Thứ sáu - 22/03/2019 07:38 328 0

Tạo điểm nhấn cho Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019

GD&TĐ - Sáng nay 22/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho tổ chức Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019. Đây là lần thứ 5 Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi này.

Để Cuộc thi có điểm nhấn, có trọng tâm, trọng điểm, nhiều đại biểu đề xuất, nội dung của Cuộc thi nên gắn với kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.

Có ý kiến đề xuất nên lùi lại thời gian tổ chức đến tháng 9/2019. Từ năm sau trở đi có thể kết hợp với Trung ương Đoàn tổ chức thành một cuộc thi, hoặc hai bên có thể tổ chức đan xen giữa các năm để không bị chồng chéo.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhất trí với quan điểm là cần tạo điểm nhấn của Cuộc thi gắn với việc thực hiện 50 năm Di chúc của Bác Hồ. Theo đó, các thức tổ chức phải mới, có trọng tâm, trọng điểm.

Đặc biệt, phải gắn với đặc thù của ngành Giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và gắn với việc GD đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, văn hóa ứng xử trong HSSV và nhà trường.

Thứ trưởng cho biết, sau 4 năm tổ chức Cuộc thi này, Bộ GD&ĐT được Ban Tuyên giáo đánh giá rất cao. Đây là Cuộc thi để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó để lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu.

Theo Thứ trưởng, số lượng người tham gia cũng là một tiêu chí để đánh giá Cuộc thi. Do vậy cần thu hút đông đảo HSSV tham gia. Theo đó, chúng ta phải có văn bản chỉ đạo các Sở, các trường nâng cao trách nhiệm.

Năm nay, cần mời thêm Bộ công an; Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia vào bộ phận tổ chức, kỹ thuật nhằm chống gian lận trong thi cử, nhất là gian lận có sử dụng các thiết bị tinh vi.

Về thời gian tổ chức, Thứ trưởng lưu ý: Cần cân đối thời gian học tập của HSSV để đảm bảo tính hiệu quả. Quan trọng là hài hòa, không làm ảnh hưởng lớn đến HSSV và các nhà trường. Cuộc thi năm nay sẽ tăng cường phân cấp cho cơ sở, các trường để có thêm nhiều HSSV, giảng viên, giáo viên tham gia.

Một trong những nội dung quan trọng đó là chất lượng câu hỏi, đề thi. Thứ trưởng đề nghị, phải có đội ngũ chuyên gia làm đề thi và thẩm định đề thi. Bởi đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm, câu hỏi ra không chuẩn có thể dẫn đến kết quả khó lường. Do đó, đề thi phải chính xác, khách quan, công minh. Mục đích là khích lệ được giáo viên, giảng viên và HSSV tham gia.

Thứ trưởng lưu ý: Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV cần tiếp thu các ý kiến góp ý và thống nhất trong chỉ đạo thực hiện; trong tháng Ba phải hoàn thành các văn bản về Thể lệ, kế hoạch tổ chức Cuộc thi.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay15,412
  • Tháng hiện tại293,542
  • Tổng lượt truy cập51,649,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944