Tạo “nền móng” cho học sinh lớp 1

Thứ tư - 11/08/2021 20:50 469 0
GD&TĐ - Nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 thắc mắc vì sao tựu trường sớm hơn các khối lớp khác?
Tạo “nền móng” cho học sinh lớp 1

Việc triển khai tuần làm quen (tuần 0) có nhất thiết diễn ra trước khi HS lớp 1 bước vào học tập chính thức trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp…

Vai trò của tuần làm quen

Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT chỉ quy định ngày tựu trường sớm nhất với HS lớp 1 từ 23/8 chứ không bắt buộc phải tựu trường hoặc chậm nhất ngày đó. Như vậy, ngày tựu trường hoàn toàn có thể diễn ra sau đó và do địa phương quyết định phù hợp với tình hình cụ thể (sau 15 ngày).

Theo cô Trần Thị Quyên – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chũ (Lục Ngạn - Bắc Giang), HS lớp 1 cần có tuần làm quen để hình thành “nền móng” sơ đẳng nhất phục vụ hữu ích việc học tập tại trường lớp.

Ở tuần 0, HS được làm quen với môi trường học tập, thầy cô, bạn bè mới; hướng dẫn những kỹ năng đơn giản nhưng vô cùng cần thiết của lớp 1 như: Tư thế ngồi học, cầm bút đúng cách, sử dụng đồ dùng học tập, nền nếp của học 2 buổi/ngày… Thành thạo những yêu cầu, kỹ năng này sẽ giúp trẻ học tập hiệu quả.

GS.TS Lê Phương Nga, chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” cũng khẳng định sự cần thiết của việc triển khai “tuần 0” đối với HS lớp 1.

TS Lê Phương Nga lý giải: Mục tiêu cơ bản của “tuần 0” là giúp HS làm quen với việc học, tạo bước chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động chủ đạo học tập ở trường tiểu học.

Cụ thể, HS sẽ làm quen với thầy cô giáo và các bạn, làm quen với việc học nói chung và học chữ nói riêng. HS được GV hướng dẫn từ cách xếp hàng vào lớp đến cách giao tiếp, phát biểu ý kiến, kết nối, hợp tác với thầy cô và các bạn trong lớp học… HS càng thành thạo những kỹ năng, yêu cầu của “tuần 0” bao nhiêu càng thêm hiệu quả trong quá trình học tập chính thức bấy nhiêu.

Cô Đỗ Huyền Trang – GV lớp 1 Trường Tiểu học Phan Đình Giót (Thanh Xuân – Hà Nội) bày tỏ: Năm ngoái do dịch kéo dài nên không có “tuần 0”, sau khai giảng phải dạy học ngay nên GV gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Về phía HS bỡ ngỡ với quy định, nền nếp trường lớp; GV chưa kịp nhớ hết tên HS trong lớp để tương tác trong dạy học, chưa giới thiệu được cho HS những phòng chức năng cần thiết (phòng đọc sách, vui chơi, khu vệ sinh...).

Do đó, theo cô Đỗ Huyền Trang, dù thời gian tựu trường diễn ra vào thời điểm nào thì tuần làm quen cũng cần thiết, quan trọng đối với HS lớp 1 và không thể bỏ qua.

Tạo “nền móng” cho học sinh lớp 1 - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh lớp 1 học tập vững vàng hơn nếu được triển khai tuần làm quen. Ảnh: TG

Tìm phương án cho “tuần 0” trong bối cảnh dịch bệnh

Cô Vũ Thị Phượng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên – Hải Phòng) cho hay: Tới thời điểm tựu trường, khai giảng 5/9 nhưng dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, không thể tập trung HS thì nhà trường sẽ xây dựng và chuyển tải toàn bộ nội dung cần thông tin, hướng dẫn ở tuần làm quen đối với HS khối 1 gửi cho phụ huynh nghiên cứu hướng dẫn con tại nhà.

Cô Vũ Thị Phượng cũng cho rằng: Trong tình huống dịch bệnh kéo dài dù phải triển khai “tuần 0” theo hình thức trực tuyến cũng nên tiến hành để giúp phụ huynh và HS mường tượng được việc bước vào học tập lớp 1 ra sao? HS cần gì cho lớp học này? Phụ huynh chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở thế nào? Đặc biệt, các thao tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học (dù trực tuyến hay trực tiếp) có “khớp lệnh” cần có sự hướng dẫn trước ở “tuần 0”.

Trường Tiểu học Chũ cũng chuẩn bị sẵn phương án cho “tuần 0” khi dịch bệnh phức tạp. Theo cô  Trần Thị Quyên, phát huy kinh nghiệm từ năm học trước, nhà trường và GV sẽ trao đổi sớm với phụ huynh trên nhóm Zalo, Facebook để tiếp nhận và truyền tải, hướng dẫn con tại nhà.

Tất cả hướng dẫn của phụ huynh với trẻ có thể quay lại video, chụp ảnh sản phẩm của HS… rồi gửi cho GV nhận xét, rút kinh nghiệm, điều chỉnh để thực hiện tốt hơn. Trường cũng yêu cầu từ hiệu trưởng, các tổ chuyên môn phải tham gia trực tiếp vớiphụ huynh, như vậy suốt quá trình tương tác có gì khó khăn cần tháo gỡ, giải đáp, hướng dẫn sẽ nhận được hỗ trợ sớm nhất của bộ phận chuyên môn…

Cô Đỗ Huyền Trang bày tỏ: Trong trường hợp HS lớp 1 bước vào học tập ngay với hình thức trực tuyến, không có tuần làm quen sẽ rất khó khăn và kém hiệu quả. Do đó, để hỗ trợ HS học tập tốt, việc triển khai tuần làm quen với hình thức trực tuyến cũng cần thiết. Tuy nhiên, khi đó đòi hỏi phụ huynh theo sát, quan tâm hỗ trợ trẻ lớp 1 trong các thao tác kỹ thuật (mở camera, mic…).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay8,870
  • Tháng hiện tại475,625
  • Tổng lượt truy cập51,831,584
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944