Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo

Thứ ba - 12/11/2019 22:58 302 0

Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo

GD&TĐ - Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) đã có những trao đổi liên quan đến dự thảo Quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học và chính sách thu hút nhân tài.

- Mới đây, Bộ GD&ĐT đề xuất không ghi xếp loại tốt nghiệp và không ghi hình thức đào tạo chính quy hay tại chức vào văn bằng đại học. Vậy quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

- Việc không ghi xếp loại và hình thức đào tạo trên văn bằng đại học không phải là xóa toàn bộ ranh giới của các hình thức, kết quả đào tạo. Bởi đi kèm theo văn bằng thường có hồ sơ đào tạo. Ở nước ngoài, người ta gọi là phụ lục văn bằng, còn chúng ta thì có bảng điểm.

Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo - Ảnh minh hoạ 2
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: TG

Với quá trình đào tạo như vậy, khi chúng ta xem xét, đánh giá kết quả học tập của sinh viên thường nhìn vào tổng thể quá trình học tập của sinh viên đó. Thứ nhất là văn bằng được cấp; thứ hai là phụ lục hoặc là hồ sơ đào tạo. Từ đó có thể đánh giá kết quả học tập của sinh viên đạt đến đâu.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới không ghi hình thức đào tạo, không ghi xếp loại học lực trên văn bằng đại học. Họ muốn tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo trên cùng một văn bằng của cùng một đơn vị giáo dục đào tạo công nhận. Về mặt luật pháp đã quy định, dù đào tạo ở hình thức nào, đào tạo chính quy hay tại chức hoặc đào tạo từ xa đều phải đạt chuẩn chung theo quy định. Khi đạt chuẩn chung rồi sẽ cùng được cấp một văn bằng chung.

- Thực tế, có ít người tài năng của Việt Nam trở về phục vụ cho đất nước. Theo đại biểu, chúng ta có nên có những chính sách thu hút họ về Việt Nam hay không?

- Chúng ta rất tiếc khi những tài năng của Việt Nam không quay trở lại làm việc cho đất nước. Tuy nhiên, điều đó cũng không có gì phải lo nghĩ nhiều. Bởi thực tế, có rất nhiều nhân tài, họ là những nhà khoa học, nhân sĩ, tri thức, doanh nhân... sau một thời gian làm việc ở nước ngoài, đều mong muốn quay trở lại để cống hiến, đóng góp cho Tổ quốc.

Tôi cho rằng, sớm hay muộn, tất cả những người Việt Nam có tâm huyết, ý thức dân tộc đều muốn đóng góp cho quê hương, đất nước. Có thể đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau và cho dù họ ở bất cứ đâu (định cư ở nước ngoài hay trong nước), đều có thể đóng góp cho đất nước.

Vì thế tôi cho rằng, đây không phải là điều mà chúng ta quá bận tâm. Tất nhiên, cũng cần có chính sách thu hút người tài về nước để họ có thể làm việc trực tiếp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Nhà nước. Đây cũng là điều mà chúng ta mong muốn hơn cả.

Tạo sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo - Ảnh minh hoạ 3
 Trong thời đại công nghệ số, việc ghi trên văn bằng và hồ sơ đào tạo được biểu thị rất rõ. Ảnh: Hữu Cường

Vấn đề này đã được Quốc hội góp ý rất kỹ khi thảo luận ở hội trường về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Theo đó, với những người được gọi là nhân tài cần có chính sách ưu đãi để tuyển dụng. Chẳng hạn, những người có thành tích, phấn đấu giỏi xuất sắc sẽ được ưu tiên trong tuyển dụng, có thể tuyển thẳng, có thể không qua thi tuyển hoặc thi tuyển thì người ta cũng có những ưu tiên nào đó. Đấy là bước đầu ưu tiên để thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi đã là nhân tài, họ không quan trọng lắm những vấn đề nêu trên. Điều quan trọng là, họ cần có “đất dụng võ”, cần được ghi nhận xứng đáng trước những đóng góp của mình cho cơ quan, đơn vị, rộng hơn là cho quê hương, đất nước. Thiết nghĩ, những gì thuộc về cống hiến, thuộc về khả năng sáng tạo phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức. Nếu đánh giá một cách rõ ràng, minh bạch, ghi nhận xứng đáng những đóng góp của nhân tài mới là cơ sở quan trọng nhất để thu hút họ về nước.

- Xin cảm ơn đại biểu!

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập677
  • Hôm nay41,260
  • Tháng hiện tại319,390
  • Tổng lượt truy cập51,675,349
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944