Tết của thầy trò vùng khó

Thứ sáu - 01/02/2019 06:11 481 0

Tết của thầy trò vùng khó

GD&TĐ - Tết với giáo viên (GV) nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa hầu như không có thưởng. Đây là thực tế chung do ngân sách Nhà nước và kinh phí địa phương hạn hẹp, nhà trường không có nguồn thu. Thưởng Tết với họ thường là những món quà động viên, khích lệ của Công đoàn trường và địa phương trích từ nguồn thu xã hội hóa hoặc một số trường tự chủ, hạch toán thu chi.

Những món quà an ủi

Ở những vùng nông thôn nghèo, miền núi xa xôi, cách trở, điều kiện kinh tế, dân trí thấp. Việc đưa trẻ đến trường còn gặp nhiều khó khăn nên thưởng Tết cho GV hầu như không có. Có chăng, đó là sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương động viên, khích lệ tinh thần các thầy cô rằng những món quà trị giá… vài trăm nghìn đồng.

Cô Hoàng Thị Ảnh - Hiệu phó Trường Mầm non Quang Phong (Na Rì - Bắc Kạn) chia sẻ: GV mầm non nói riêng cũng như GV các cấp học khác nói chung không có thưởng Tết. Mọi nguồn thu chi trong GD đều dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước nên GV chỉ được hưởng lương và các chế độ phụ cấp khác theo quy định. Các khoản thu, chi khác lại dựa vào khả năng của địa phương và trường. Do đó, địa phương nào kinh tế phát triển có nhiều nguồn thu từ việc xã hội hóa thì Tết đến GV sẽ được chi một khoản nho nhỏ gọi là “thưởng Tết” để động viên tinh thần các thầy cô. Còn không, Công đoàn nhà trường cũng thu xếp để tặng mỗi cô một gói quà nhỏ như hộp mứt, chai rượu, để các cô đem về chung vui cùng gia đình”.

Cùng cảnh giáo viên nông thôn, cô Bùi Thị Huyền - Trường Tiểu học Cấn Hữu (Quốc Oai - Hà Nội) chia sẻ: “GV chúng tôi không có thưởng Tết như các ngành nghề khác. Thường thường, chúng tôi được địa phương và nhà trường quan tâm động viên bằng những tờ lịch, gói mứt, chai rượu trị giá vài trăm nghìn đồng. Giá trị vật chất tuy ít ỏi nhưng chúng tôi cũng thấy ấm lòng vì đó là sự quan tâm của nhà trường và lãnh đạo địa phương”.

Thầy Nguyễn Ngọc Toàn, Trường THCS An Đổ (Hà Nam) cho biết: “Dạy học được hơn 10 năm nay nhưng tôi cũng như các đồng nghiệp, mỗi dịp Tết đến, xuân về đều không có tháng lương thứ 13 như một số ngành, nghề khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm đến đời sống GV. Hàng năm, chúng tôi thường được nhận món quà trị giá khoảng từ 300.000 đến 500.000 đồng. Vật chất tuy không nhiều nhưng đó cũng là nguồn động viên lớn với chúng tôi”.

Ấm áp tình thầy trò

Điều an ủi lớn nhất đối với các nhà giáo là tình cảm thầy trò trong những ngày lễ Tết, đặc biệt đối với những giáo viên công tác xa nhà. Cô Nguyễn Thị Lan Anh, giáo viên Trường Tiểu học Quang Phong (Na Rì - Bắc Kạn), quê ở Hà Nam, tâm sự: “Tốt nghiệp ĐHSP Thái Nguyên, tôi lên đây công tác, lập gia đình rồi ở lại nơi này. Chồng tôi là giáo viên cùng trường.

Sau ngần ấy năm trời gắn bó với mảnh đất Quang Phong, đây đã là quê hương thứ hai của tôi, với những học trò thơ ngây, hồn nhiên và đáng yêu, trong đó, ấm áp nhất là những dịp Tết đến, xuân về” - cô Lan Anh bồi hồi nói - “Những đứa học trò ngày thường nhút nhát không dám gần gũi cô thì Tết đều, các con đến nhà cô cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, nói cho cô nghe nhiều chuyện về gia đình mình và tặng cô những món quà mà gia đình làm ra như: Bánh chưng, cam, bưởi”.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, các nhà giáo tuy không giàu có như những ngành nghề khác nhưng, vật chất vẫn đủ đầy. Không những thế, nghề giáo còn giàu có hơn các ngành nghề khác trong xã hội đó là tình cảm thầy trò. Dịp này trong ngôi nhà nhỏ của các thầy, cô luôn đầy ắp tiếng cười.

Cô giáo Nguyễn Thị Tình, giáo viên Trường THPT nội trú Xín Mần (Hà Giang) cho biết: Những năm mới lên dạy học, cô được phân công dạy tại các xã vùng sâu, đường sá đi lại khó khăn, Tết không về xuôi được, các em thay nhau đến trường ở cùng để cô đỡ buồn. Một vài năm sau, cô được chuyển về huyện công tác tại trường THPT nội trú và xây dựng gia đình ở đó. Tết về, học trò lại rồng rắn từng tốp kéo nhau đến căn phòng tập thể của cô giáo, râm ran cả một góc nhà công vụ.

“Giờ đây, gia đình tôi đã có một ngôi nhà nhỏ. Mỗi dịp Tết đến, các em HS tới thăm tôi có thể ở chơi thoải mái. Nhiều HS cũ đi học, đi làm xa, Tết về cũng đến nhà chơi, chuyện trò rôm rả. Đứa kể chuyện gia đình vừa bắt cưới vợ xong để con đi bộ đội; đứa nói học ĐH xa nhà nhớ bố mẹ, nhớ cô… cô trò có đủ thứ chuyện để nói mãi không dứt”, cô Nguyễn Thị Tình chia sẻ.

Tác giả bài viết: Hồng Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập809
  • Hôm nay30,268
  • Tháng hiện tại308,398
  • Tổng lượt truy cập51,664,357
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944