Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi

Thứ tư - 08/12/2021 05:39 337 0
GD&TĐ - Ngày 8/12, Bộ GD&ĐT và Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia về điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi. Bộ GD&ĐT mong muốn các ý kiến lý giải cặn kẽ để Bộ GD&ĐT quyết định.
Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi

Chương trình thực hiện theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục mầm non (GDMN); cùng các đại biểu là cán bộ quản lý, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu GDMN và cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trên cả nước.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cần thiết của việc điều chỉnh bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn được xây dựng và thực hiện từ năm 2010 đến nay đã hỗ trợ tích cực cho các nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong thực hiện chương trình GDMN, cũng như việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phát triển trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển của trẻ mầm non 5 tuổi ngày nay cũng khác nhiều so với giai đoạn trước. Cần có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu phù hợp với đổi mới.

Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi - Ảnh minh hoạ 2
TS Nguyễn Mai Phương - chuyên gia giáo dục, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam, phát biểu ý kiến
Từ ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán bộ quản lý, giáo viên tại hội thảo, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe và sửa đổi để hoàn thiện dự thảo điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi, để phù hợp với thực tiễn phát triển, đạt các mục đích: Đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019; phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; và đảm bảo tính hệ thống, liên thông với yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học mới. - PGS.TS Nguyễn Bá Minh

Các chuyên gia đến từ trường đại học và viện nghiên cứu đã tham luận làm rõ nhiều vấn đề quan trọng trong việc xây dựng Bộ chuẩn theo yêu cầu mới.

“Khả năng nhận thức, hiểu biết, ngôn ngữ… của trẻ em ngày nay rất khác so với 10 năm trước. Một số nội dung trong bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT đã không theo kịp sự phát triển năng lực, phẩm chất của trẻ hiện nay”, TS Hồ Lam Hồng - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói.

Các ý kiến đại diện nhóm nghiên cứu điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 cũng cho biết, việc điều chỉnh chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi được các nước thực hiện thường xuyên, để phù hợp với sự phát triển của khoa học, giáo dục, xã hội. Qua rà soát chuẩn hiện hành của Việt Nam trên cơ sở tham chiếu chuẩn quốc tế và thực tiễn phát triển GDMN trong nước, đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội tác động tới con người Việt Nam trong giai đoạn tới, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số điều chỉnh trong tên gọi, mục đích và cấu trúc, nội dung, cách diễn đạt của bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi.

Tham vấn chuyên gia điều chỉnh bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi - Ảnh minh hoạ 3
Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia GDMN đến từ các trường ĐH, CĐ và viện nghiên cứu

Với tiền đề và định hướng từ tọa đàm ngày 1/11, nhóm tiếp tục tham vấn sâu với chuyên gia. Ngoài những nội dung về tên gọi, mục đích, cấu trúc… được đưa ra thảo luận, 5 lĩnh vực được bàn thảo sâu đối với bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm: sự phát triển thể chất; phát triển tình cảm và quan hệ xã hội; phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; phát triển nhận thức; tiếp cận đến việc học của trẻ. 

Lắng nghe ý kiến tham luận của các chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Bá Minh cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Bộ là xây dựng Bộ chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay theo hướng tiếp cận phát triển năng lực phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục, phù hợp với trẻ em 5 tuổi. Đồng thời kế thừa và đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực, đây là căn cứ thống nhất xây dựng Chương trình GDMN. Chuẩn được xây dựng là kỳ vọng hay mức tối thiểu cụ thể như thế nào, đề nghị nhóm nghiên cứu cần lý giải, tham mưu để Bộ GD&ĐT quyết định.

Hội thảo được thực hiện trực tiếp tại điểm cầu chính Bộ GD&ĐT và online với 60 chuyên gia giáo dục, GDMN, các cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, các cơ quan đào tạo giáo viên mầm non đại diện cho các vùng miền trên cả nước để tham vấn, xin ý kiến góp ý cho Dự thảo 1 điều chỉnh Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi cho Việt Nam trong giai đoạn tới.
Các tham luận cho thấy tinh thần trách nhiệm cao, nội dung ý kiến xây dựng chương trình đều bám sát quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Bộ GD&ĐT lấy chất lượng và phù hợp với thực tiễn, chương trình GDPT sửa đổi, đây là yêu cầu đặt ra đối với nhóm nghiên cứu đi theo chuẩn tiếp cận năng lực phát triển đối với trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,953
  • Tổng lượt truy cập51,643,912
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944