Thành quả của nỗ lực đổi mới chất lượng giáo dục

Thứ sáu - 19/10/2018 01:08 497 0
GD&TĐ - Những thành tích HS, SV Việt Nam đạt được trong các kỳ thi Olympic quốc tế không đơn giản chỉ là thành quả cho những nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của các em, mà còn là minh chứng cho những cố gắng trong việc cập nhật đổi mới mô hình đào tạo của ngành GD, với một tâm thế đưa GD Việt Nam vươn tầm thế giới - Đó là khẳng định của ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng (Bộ GD&ĐT), khi trao đổi với phóng viên Báo GD&TĐ về những thành tích nổi bật của các đội tuyển Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế thời gian qua.
Thành quả của nỗ lực đổi mới chất lượng giáo dục

Nền tảng từ chất lượng GD đại trà

Trước hết, xin ông cho biết những đánh giá và nhận định về những thành công của các đội tuyển HS Việt Nam tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm nay?

Những thành tích trong GD, đặc biệt là những thành tích mũi nhọn không đến một sớm một chiều mà là kết quả của rất nhiều yếu tố. Trước hết đó là sự nỗ lực cố gắng của các em. Sau đó là nhờ hệ thống các trường phổ thông ở các địa phương, đặc biệt là các trường năng khiếu, trường chuyên đã phát hiện và có kế hoạch để đào tạo bồi dưỡng các em có năng khiếu và công lao của các thầy cô giáo của các nhà trường này. Rồi sự nỗ lực cố gắng của gia đình các em. Đặc biệt ghi nhận sự nỗ lực của chính quyền địa phương, của các Sở GD&ĐT.

Bao trùm trên hết là kế hoạch, chiến lược dài hạn của ngành GD-ĐT. Trên cơ sở làm tốt GD đại trà, chất lượng GD mũi nhọn không ngừng được nâng lên. Nền tảng GD đại trà nâng cao giúp chúng ta chọn được những nhân tố nổi bật, xuất sắc. Có thể ví các em như viên ngọc thô, trên cơ sở đó chúng ta mài sáng và do đó các em đã đạt được kết quả cao.

Để có được nhân tố mũi nhọn như vậy thì việc phát hiện và lựa chọn các em là điều rất quan trọng. Theo tôi, đây là điều có tính chất quyết định cho những thành công của các đoàn Olympic khu vực và quốc tế.

Thành quả của nỗ lực đổi mới chất lượng giáo dục - Ảnh minh hoạ 2

"Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT từ năm 2014 đến nay, trong chuỗi đổi mới thi kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, trong Kỳ thi THPT quốc gia và cả tuyển sinh ĐH, chúng tôi đã điều chỉnh theo hướng là làm sao đánh giá khách quan, công bằng để thực sự chọn được những em có năng lực nhất" - ông Mai Văn Trinh

Để có những HS tài năng, bên cạnh việc chú trọng đến GD mũi nhọn lựa chọn những HS xuất sắc để tham dự các kỳ thi quốc tế thì cũng phải coi trọng đến GD đại trà. Theo ông, GD đại trà sẽ tạo nền tảng thế nào để bồi đắp cũng như bồi dưỡng cho các em gặt hái được những thành công như vừa qua?

Nếu chúng ta để ý thì chất lượng của các em đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế những năm gần đây có sự chuyển biến rất rõ, đó là các em có năng lực khá toàn diện. Các em không những giỏi về một môn năng khiếu mà cả những môn học cơ bản và cả những kĩ năng mềm khác các em cũng có thể đạt được và đã có thể hội nhập bình đẳng với các bạn trong nước và quốc tế.

Điều này thể hiện sự thay đổi của nền GD chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng vào việc cung cấp những kiến thức khoa học thì hiện nay đã tập trung vào việc hình thành phẩm chất năng lực của các em.

Do đó, GD đại trà sẽ giúp các em có một khung căn bản. Trên cơ sở khung căn bản đấy, các em có đủ điều kiện để phát triển năng khiếu của mình. Chúng tôi khuyến khích việc các trường chuyên cũng phải tập trung yếu tố này, phải xây dựng một khung căn bản cho HS chứ không đơn thuần dạy riêng kiến thức một môn học.

Hướng đi đúng phục vụ mục tiêu đổi mới

Đạt thành tích cao đã khó, giữ vững và phát huy hơn nữa những thành quả đã đạt được lại càng khó hơn. Ngành GD đang có những kế hoạch thế nào để tiếp tục giữ vững và tạo ra những kỳ tích mới trong những năm tiếp theo, những giai đoạn tiếp theo?

Duy trì thành tích, đặc biệt là thành tích cao không những trong GD mà cả trong những lĩnh vực khác là rất khó. Bất kì giai đoạn nào đất nước chúng ta đều có những nhân tài, đều có những tiềm năng. Quan trọng nhất là chúng ta đã có hướng đi đúng, chúng ta đã kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản GD-ĐT theo tinh thần của Nghị quyết 29.

Thành quả của nỗ lực đổi mới chất lượng giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
Trần Đức Huy - “chàng trai Vàng” của đội tuyển Olympic Vật lý 

Có kiên trì đổi mới thì chúng ta mới có thể duy trì được chất lượng GD mũi nhọn, chất lượng GD đại trà. Trên cơ sở của củng cố nâng cao chất lượng hệ thống GD phổ thông sẽ tạo điều kiện để các trường chất lượng cao, các trường chuyên hoàn thành sứ mệnh của mình phát hiện những nhân tố để đào tạo bồi dưỡng các em.

Nhưng chúng tôi vẫn xác định rằng thi không phải là mục tiêu cuối cùng, thi chỉ là sự khẳng định bước đầu cho thành quả của các em ở bậc học phổ thông. Còn lâu dài hơn sẽ là quá trình đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đãi ngộ các em sau này, để các em về phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.

Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài để các em đi du học về cống hiến cho đất nước tránh tình trạng thất thoát tài năng, theo ông cần có lộ trình cũng như cần giải pháp nào?

Với sự phát triển của đất nước trong những năm vừa qua, môi trường làm việc của chúng ta đã ngày càng tốt hơn. Đất nước chúng ta đã thu hút được nhiều bạn bè quốc tế đến đầu tư.

Nhiều người Việt Nam thành đạt trong đó có những em đã từng đạt huy chương trong các kì thi Olympic khu vực và quốc tế đã thành danh ở nước ngoài và hiện nay các em đang hướng về Tổ quốc thông qua các chương trình nghiên cứu, chương trình trao đổi AC thông qua những chương trình hợp tác cụ thể của đất nước.

Đảng và Nhà nước đã có những chính sách và Bộ GD&ĐT đã cụ thể hóa để có chương trình đào tạo bồi dưỡng các em. Đặc biệt là sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em có thể về chung tay góp sức với các hệ thống viện nghiên cứu, các trường đại học và cả các doanh nghiệp. Để làm sao các em đóng góp những gì đã tích lũy được ở nước ngoài để xây dựng đất nước.

Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Lan Anh (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại286,901
  • Tổng lượt truy cập51,642,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944