Thi tốt nghiệp THPT: Luôn đặt quyền lợi của thí sinh lên trên

Thứ hai - 27/07/2020 01:06 251 0
GD&TĐ - 3 nguyên tắc trong coi thi tốt nghiệp THPT được ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Không sai quy chế, không che giấu thông tin và luôn đặt quyền lợi của thí sinh lên trên cán bộ coi thi.
Thi tốt nghiệp THPT: Luôn đặt quyền lợi của thí sinh lên trên

Giúp đỡ chứ không phải "canh"

Ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp cho rằng: Để thực hiện mục tiêu kép "Bảo đảm thực hiện đúng quy chế thi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh trong quá trình làm bài", những người làm công tác thi - mà trực tiếp là cán bộ coi thi và lực lượng thanh tra - bên cạnh nắm thật vững quy chế, cần phải có thái độ ứng xử đúng mực, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không gây căng thẳng không cần thiết, tránh ảnh hưởng đến thí sinh. Việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ coi thi, lực lượng thanh tra thi phải bám sát quan điểm "Rõ người, rõ việc; đúng quy chế; công khai minh bạch thông tin và phải đặt quyền lợi của thí sinh cao hơn quyền lợi của những người làm công tác thi".

Đối với cán bộ coi thi, theo ông Trần Thanh Liêm, trước khi thực hiện nhiệm vụ nhất thiết phải nắm thật chắc nghiệp vụ được quy định tại Chương V của Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Phụ lục IV kèm theo Văn bản số 2115/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Trong thực hiện nhiệm vụ, phải bảo đảm đúng quy trình, quy định từ những việc nhỏ nhất, dứt khoát không được "sáng tạo", bỏ qua hoặc điều chỉnh bất cứ quy định nào trong khi coi thi.

"Việc coi thi là để "giúp" thí sinh thực hiện đúng quy chế chứ không phải "canh" thí sinh; lấy phòng ngừa là chính chứ không phải xử lý là mục tiêu" – nhấn mạnh điều này, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp khuyến cáo giám thị cần nhắc nhở thí sinh ngay thời điểm làm thủ tục, trước giờ thi về những việc được làm và không được làm. Đặc biệt lưu ý thí sinh những vật dụng được và không được mang vào phòng thi - nhất là điện thoại di động và các thiết bị công nghệ có chức năng thu, phát thông tin. 

Cần thực hiện những điều trên theo tinh thần vì học sinh, thí sinh; không để các em do chủ quan hay thiếu hiểu biết mà vi phạm quy chế thi. Ngoài ra, hướng dẫn học sinh thực hiện công việc của từng buổi thi (ghi nội dung bài làm/phiếu trả lời trắc nghiệm, mã đề thi, thông tin theo quy định; nộp bài…) chu đáo, kỹ càng. Ngay cả khi thí sinh vi phạm, việc xử lý cũng phải hết nhẹ nhàng, nhân văn và bảo đảm quy định của quy chế thi.

Thẳng thắn, rõ ràng

Nhiều năm liền tham gia Kỳ thi THPT quốc gia ở các vị trí khác nhau, ông Hà Đình Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS, THPT ICOSchool (Bắc Giang) nêu quan điểm: Thẳng thắn và rõ ràng sẽ không gây ra áp lực cho bất kể khâu nào. Theo ông Sơn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay nhẹ nhàng hơn năm trước vì tập trung chủ yếu vào xét tốt nghiệp THPT; có sự điều chỉnh về khối lượng kiến thức nên làm giảm áp lực cho thí sinh cũng như việc tổ chức coi thi, chấm thi.

Ông Sơn cũng cho rằng: Chỉ cần điểm trưởng nắm chắc nghiệp vụ, quán triệt tinh thần nghiêm túc; hướng dẫn cán bộ coi thi cụ thể; nhấn mạnh những điểm mới, cán bộ coi thi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường được chọn làm điểm thi chuẩn bị cơ sở vật chất chu đáo, cẩn thận cũng là một điều kiện để tạo không khí thoải mái cho cán bộ coi thi và cả thí sinh.

Đặc biệt, Ban Chỉ đạo thi của tỉnh nên nhất quán tinh thần chỉ đạo về một kỳ thi nghiêm túc; quán triệt không cho phép các trường có hành vi tiêu cực; thu thêm các khoản ngoài để hỗ trợ cán bộ coi thi; tránh những lập lờ, chung chung, không rõ ràng khiến cấp dưới hiểu sai ý của mình rồi có những quyết sách sai lầm. "Cấp trên, các trường sở tại, đơn vị đến làm công tác coi thi rõ ràng ngay từ đầu, mọi chuyện sẽ tốt đẹp", ông Sơn nêu quan điểm.

Liên quan đến nội dung này, trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Sở GD&ĐT Nam Định cũng nêu rõ yêu cầu: Trong giờ thi, cán bộ coi thi không gây căng thẳng với thí sinh, bình tĩnh xử lý tình huống, không làm mất thời gian làm bài của thí sinh. Mọi thông tin cần báo cho trưởng điểm, cán bộ coi thi phải thông qua cán bộ giám sát. Khi lập biên bản vi phạm tại phòng thi phải có chữ ký của thí sinh, của 2 cán bộ coi thi và vật chứng, nếu thí sinh không ký tên vẫn lập biên bản và ghi rõ "thí sinh không ký tên" yêu cầu 1 thí sinh khác trong phòng ký xác nhận. Biên bản được lập thành 2 bản: 1 bản để trong túi bài thi, 1 bản và vật chứng bàn giao cho trưởng điểm thi.

Quan tâm đến quyền lợi thí sinh, ông Hà Đình Sơn cho rằng: Việc này thể hiện ở thái độ thân thiện của cán bộ coi thi; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho thí sinh; tôn trọng sự thật; cách xử lý không thiên vị, không dung túng, bao che, tạo sự bình đẳng giữa các thí sinh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập594
  • Hôm nay47,400
  • Tháng hiện tại325,530
  • Tổng lượt truy cập51,681,489
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944