Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Ninh Bình

Thứ tư - 03/07/2019 07:13 329 0

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Ninh Bình

GD&TĐ - Sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019 đã kiểm tra công tác chấm thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình.

Cùng tham gia trong đoàn có ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Ủy viên Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019. Dự buổi làm việc với Hội đồng thi có ông Vũ Văn Kiểm – Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo thi của tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi cùng các trưởng Ban chấm thi, Ban thư ký.

Phổ điểm rộng từ 5 - 7 điểm 

Theo ông Phạm Thanh Toàn- Phó Giám đốc - Trưởng Ban chấm thi tự luận, Ban này có 94 cán bộ (trong đó 66 cán bộ chấm thi); Tổng khối lượng bài thi tự luận môn Ngữ văn là trên 8.200 bài. Tổ thư ký có 45 người làm các công việc tổng hợp và nhập điểm.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Ninh Bình - Ảnh minh hoạ 3
 Cán bộ chấm thi vòng 1 và vòng 2 của Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình đang thống nhất kết quả điểm. Ảnh: Việt Hà

Sở GD&ĐT đã thành lập đoàn thanh tra chấm thi gồm 15 thành viên; Tại Hội đồng thi này có 3 thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT thanh tra, giám sát thực hiện các công việc chấm thi. Phòng chấm thi, khu vực bảo quản bài thi đều có camera an ninh, giám sát, có công an bải vệ an ninh, công an tỉnh bố trí máy “phá sóng” điện thoại trong khu vực chấm thi.

Ban chấm thi tự luận khai mạc chấm thi 28/6, sau khai mạc chấm thi, Ban tổ chức phổ biến quy chế, đáp án, biểu điểm và chấm chung, thống nhất phương án chấm. Đến ngày 3/7 khối lượng chấm bài thi tự luận ước đạt gần 20% số bài thi và dự kiến chấm xong ngày 9/7. Sở sẽ tiến hành chấm kiểm tra tối thiểu 5% theo tiến độ chấm thi, ưu tiên chấm kiểm tra nhưng bài thi đạt điểm cao, từ 8 điểm trở lên.

Theo một nữ Phó trưởng Ban chấm thi tự luận, theo tiến độ chấm đến nay, phổ điểm rộng nhất là các bài đạt điểm từ 5- 7 điểm, đã xuất hiện bài thi đạt 8,5 điểm.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Ninh Bình - Ảnh minh hoạ 4
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra thực hiện các công việc chấm thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình. Ảnh: Việt Hà

Ban chấm thi trắc nghiệm do Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chủ trì với 19 cán bộ chấm thi; bắt đầu làm việc từ 28/6 chấm gần 26 nghìn bài thi trắc nghiệm. Ngày 2/7 Hội đồng thi đã gửi đĩa CD0 về Bộ GD&ĐT. Có gần 500 bài thi bị máy báo lỗi, chủ yếu lỗi số báo danh.

Chấm thi “đều tay” và công bằng

Sau khi kiểm tra thực tế các công việc chấm thi, phát biểu tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhận định: Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình đã chuẩn bị rất tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phòng chấm thi cho cả hai Ban chấm thi tự luận, Ban chấm thi trắc nghiệm, tăng cường an ninh, phá sóng điện thoại.

Khâu coi thi đã diễn ra an toàn - nghiêm túc - đúng quy chế ở các cụm thi trên cả nước và tại Ninh Binh trong khâu coi thi, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các cán bộ chấm thi phải chấm trung thực - khách quan - công bằng, đảm bảo chặt chẽ, phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh.

Cụ thể, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình tiếp tục thực hiện chấm thi nghiêm túc theo quy chế, đảm bảo chấm 2 vòng độc lập là nguyên tắc số 1, không làm tắt, nhanh mà không vội, chấm đúng quy trình, không vì tiến độ thời gian mà chấm sót.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chấm thi tại Ninh Bình - Ảnh minh hoạ 5
 Ông Vũ Văn Kiểm - Chủ tịch Hội đồng thi Sở GD&ĐT Ninh Bình báo cáo tại buổi làm việc với Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh Việt Hà 

Ban chấm thi tự luận phải đặc biệt quan tâm đến khâu chấm kiểm tra, nhất là chấm kiểm tra bài sau khi đã có kết quả thống nhất điểm. Nhằm để lãnh đạo Hội đồng thi biết để điều chỉnh với những trường hợp chấm chênh lệch nhiều. Giúp cho Ban chấm, Hội đồng thi có những chỉ đạo điều hành để các tổ chấm, cán bộ chấm thi “đều tay”.

Trong khâu chấm kiểm tra, Thứ trưởng yêu cầu: những bài thấy kết quả điểm vênh quá lớn phải xem xét lại nhận thức về đáp áp, phương án chấm của cán bộ chấm, đề nghị quán triệt lại không để chênh, để sót điểm. Công tác chấm kiểm tra phải làm việc đến buổi cuối cùng của khâu chấm thi;

Khâu nhập điểm phải tránh nhầm lẫn, Ban thư ký phải triển khai nhập 2 máy song song, có người đọc, người nhập và giám sát nhập điểm cùng đại diện thanh tra chấm thi. Sau đó dùng phần mềm đối sánh điểm để thấy sai sót.

Thứ trưởng đề nghị tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh và xử lý sự cố. Trong khi chấm thi, thấy sự cố bất thường, cán bộ chấm thi phải báo với Ban chấm thi, Hội đồng thi để có phương án xử lý, hỗ trợ kỹ thuật từ phía Ban chỉ đạo thi quốc gia năm 2019, nhất là những trợ giúp về kỹ thuật, phần mềm.

Tác giả bài viết: Bá Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập881
  • Hôm nay32,330
  • Tháng hiện tại310,460
  • Tổng lượt truy cập51,666,419
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944