Thúc đẩy thể thao học đường nhằm cải thiện sức khỏe thể chất học sinh

Chủ nhật - 18/08/2024 03:10 20 0
GD&TĐ - Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy các loại hình thể thao học đường để học sinh được phát triển thể chất toàn diện.
Thúc đẩy thể thao học đường nhằm cải thiện sức khỏe thể chất học sinh

Chăm lo tới sức khỏe trẻ em, học sinh

Trong năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”, Chương trình “Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025”, Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác y tế trường học, trong đó tập trung củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế trường học tại các cơ sở giáo dục. Tăng cường phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh và triển khai mô hình đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động vận động thể lực.

Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định của Luật An toàn thực phẩm và sử dụng hiệu quả Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh THCS;

hoason 3.JPG
Giờ ăn bán trú của học sinh Trường Mầm non Hoa Sơn (Ứng Hòa, Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tăng cường thanh tra, kiểm tra liên ngành Giáo dục - Y tế trong việc giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học tại các cơ sở giáo dục; chuẩn bị các phương án sẵn sàng để kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống phát sinh;

Giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh để nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học; tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông; triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024; hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” 7/4;

pho cap boi 2.JPG
Học sinh Hà Nội tham gia lớp dạy bơi an toàn tại trường học. Ảnh: Đình Tuệ.

Đồng thời triển khai xây dựng Đề án tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035, nhằm tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong triển khai công tác dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho học sinh.

Căn cứ các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh; tăng cường công tác y tế, giáo dục thể chất trong nhà trường.

Bộ GD&ĐT cũng ban hành các tài liệu thuộc Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học, Sổ tay chăm sóc sức khỏe thanh thiếu niên thuộc Dự án Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 nhằm giúp cho các tuyên truyền viên của chương trình sức khỏe thanh thiếu niên có được hệ thống kiến thức khoa học cũng như phương pháp hiệu quả về vấn đề sức khỏe của thanh thiếu niên...

Tổ chức thành công các giải thể thao

the thao.jpg
Đại diện học sinh Việt Nam tuyên thệ khi tham dự Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á năm 2024 tại Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất cốt cán các trường phổ thông tại An Giang và Thái Nguyên; tổ chức tập huấn hướng dẫn tổ chức dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường trường học tại Lạng Sơn và Đà Nẵng.

Tổ chức thành công Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 với thông điệp “Kết nối cùng tỏa sáng” với sự tham gia của hơn 1.300 vận động viên, huấn luyện viên của 10 quốc gia tranh tài ở 6 môn thể thao. Kết quả, Đoàn Việt Nam xuất sắc giành vị trí nhất toàn đoàn với 44 Huy chương Vàng, 31 Huy chương Bạc, 17 Huy chương Đồng.

Bộ GD&ĐT cũng tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc giai đoạn 1 tại 5 khu vực với sự tham gia của 12.300 vận động viên học sinh cấp Tiểu học và THCS; giai đoạn 2 toàn quốc tại Thành phố Hải Phòng với sự tham gia của 6.623 vận động viên học sinh cấp THPT.

da nang.jpg
Các vận động viên bóng bàn đoàn thể thao Đà Nẵng tập luyện. Ảnh: Hoàng Vinh.

Đây là cơ hội để các em học sinh thể hiện năng khiếu, tài năng thể dục, thể thao của cá nhân, góp phần phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các địa phương, cho ngành Giáo dục, cho quốc gia và tham dự ở các đấu trường quốc tế. Đồng thời giúp đánh giá chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.

Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công các giải thể thao học sinh, sinh viên tiêu biểu như: Giải chạy dành cho học sinh, sinh viên “S-Race 2023” với thông điệp Vì tầm vóc Việt, nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất, từng bước cải thiện tầm vóc thanh niên Việt Nam; Phối hợp cùng các Đại học, trường Đại học tổ chức các Giải Bóng chuyền sinh viên toàn quốc năm 2023 và Giải Bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2023.

Dù vậy, việc tổ chức dạy và học môn học Giáo dục thể chất ở một số cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất còn thiếu đặc biệt là cấp Tiểu học; cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện thể thao, quỹ đất dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học tại các cơ sở giáo dục còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cơ cấu tổ chức về y tế trường học tại một số địa phương chưa đồng bộ, chưa cụ thể đầu mối dẫn đến nhiều khó khăn trong triển khai. Mạng lưới nhân viên y tế trong các trường học thiếu về số lượng, chưa bảo đảm chất lượng, chuyên môn nghiệp vụ; chế độ chính sách cho nhân viên y tế trong trường học chưa đảm bảo. Công tác truyền thông các vấn đề liên quan đến phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước đôi khi còn bị động, chưa kịp thời.

Tác giả bài viết: Đình Tuệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại288,064
  • Tổng lượt truy cập51,644,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944