"Trải nghiệm 5 góc" - đa dạng hóa loại hình  đánh giá năng lực người học

Thứ hai - 21/12/2020 22:17 255 0
GD&TĐ - Sau khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT được ban hành, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề tài “Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm cho các trường THPT tỉnh Điện Biên”.
"Trải nghiệm 5 góc" - đa dạng hóa loại hình  đánh giá năng lực người học

Đề  tài do Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn làm đơn vị chủ trì, thực hiện từ 2018 đến 2020. Mô hình được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS theo định hướng của Chương trình hoạt động trải nghiệm 2018, lấy các hoạt động trong thực tiễn làm nền tảng, thể hiện đúng tinh thần mở và động.

5 góc trải nghiệm

Mô hình được xây dựng theo cấu trúc 5 góc:

Góc trải nghiệm thiên nhiên trong mô hình đưa ra định hướng nội dung gồm: Giáo dục trải nghiệm thiên nhiên theo nhóm, loại tài nguyên và giáo dục trải nghiệm thiên nhiên theo địa chỉ.

Hoạt động trải nghiệm thiên nhiên có thể được tổ chức dựa trên các mức độ tương tác: Mức độ 1 - quan sát, lắng nghe, nhận biết vẻ đẹp và giá trị của thiên nhiên; Mức độ 2 - nghiên cứu, tìm hiểu về tiềm năng thiên nhiên địa phương, thực trạng bảo tồn thiên nhiên, tác động của đời sống sinh hoạt và sản xuất địa phương đến môi trường, đề xuất các giải pháp; Mức độ 3 - biến các giải pháp thành hành động cụ thể, tham gia thực hiện bảo vệ môi trường thiên nhiên địa phương.

Góc trải nghiệm văn hóa lịch sử vừa định hướng nội dung trải nghiệm lịch sử cho các trường theo cụm di tích: Cụm di tích thời kì phong kiến, các di tích lịch sử thời kì chống Pháp, di tích lịch sử thời kì chống Mỹ, công trình lịch sử thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; vừa định hướng nội dung trải nghiệm văn hóa theo hai hướng: Tiếp cận tổng thể giá trị văn hóa một dân tộc, tiếp cận cụ thể một loại hình, giá trị văn hóa (vật thể và phi vật thể).

Nhiều địa chỉ trải nghiệm được mô tả trong mô hình như: Xên Mường Thanh, di tích kiến trúc nghệ thuật thành Vàng Lồng, tháp Chiềng Sơ; các di sản văn hóa phi vật thể được mô tả: Xòe Thái, lễ Kin Pang Then (lễ cầu mùa, cầu phúc, cầu lộc) của người Thái trắng, lễ hội đền Hoàng Công Chất, tết Nào pê chầu (tết cổ truyền, tết chính) của người Mông, tết Bun huột nặm (tết té nước) của người Lào, lễ Gạ ma thú (cúng bản) của dân tộc Hà Nhì...

Góc trải nghiệm nghệ thuật trong mô hình gợi ý hai hướng tổ chức vừa chuyên sâu vừa đại trà: Giáo dục trải nghiệm nghệ thuật theo lĩnh vực, dành cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt và giáo dục trải nghiệm nghệ thuật theo phong cách tích hợp đa chiều, thể hiện qua các dự án sân khấu, dự án làm phim, dự án trình diễn folklore. Chẳng hạn, có thể xây dựng chủ đề “Ngày folklore” hoặc “Tuần lễ văn hóa folklore”, ở đó học sinh được tham gia chuẩn bị, trình diễn, quan sát, thực hành văn hóa.

Góc trải nghiệm khoa học công nghệ hướng tới tổ chức hoạt động trải nghiệm đối với các hiện tượng tự nhiên và hoạt động trải nghiệm đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Theo đó, học sinh được lựa chọn các hiện tượng độc đáo hoặc thông thường trong môi trường tự nhiên địa phương để tìm hiểu, khám phá.

Chẳng hạn, học sinh có thể tìm hiểu về hiện tượng gió Lào, suối nước nóng; những điều kiện thổ nhưỡng ảnh hưởng đến diện tích trồng cây công nghiệp địa phương; sự hình thành một số hang động, nước đá vôi; các hiện tượng thiên nhiên cũng trở thành chủ đề học tập như động đất, lũ lụt, giông lốc, mưa đá, sương muối, ô nhiễm nguồn nước...

Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giúp học sinh quan sát, trải nghiệm những tiến bộ về khoa học công nghệ và nhận thức rõ những tồn tại.

Góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp đề xuất 3 hướng: Tổ chức trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp theo lĩnh vực nghề nghiệp, trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp đa dân tộc và trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp trong các sự kiện văn hóa cộng đồng.

Không chỉ được phát triển năng lực ngôn ngữ, thông qua các hoạt động giao tiếp trong thực tế, các em học sinh còn nhận biết được các trạng thái ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng, nhận thức được sự tác động của ngôn ngữ giao tiếp đến sự phát triển của cộng đồng, đến tâm lý cá nhân.

Tranh vẽ kể truyện thần thoại Ải Lậc Cậc. Người vẽ: Lê Dịu Hiền

Đa dạng phương thức tổ chức

Ngoài những hình thức phương pháp dạy học đã biết, mô hình còn đề xuất một số phương thức tổ chức mới gắn với Điện Biên như: Hình thức trải nghiệm lễ hội với chủ thể là học sinh, phương thức chuỗi (góc trải nghiệm nghệ thuật); tiếp cận điển hình và tiếp cận chuỗi (góc trải nghiệm khoa học công nghệ); triển lãm di động (góc trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp).

Điểm nhấn của mô hình là các hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại các trường THPT trên địa bàn. Góc trải nghiệm thiên nhiên được tổ chức tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn với chủ đề “Trải nghiệm không gian nước ở khu vực lòng chảo Điện Biên” giúp học sinh tham quan, tìm hiểu về không gian sông, suối, hồ, từ đó nhận thức được giá trị của không gian nước vùng lòng chảo, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước.

Góc trải nghiệm khoa học công nghệ được tổ chức tại Trường THPT Mường Ảng với chủ đề “Tìm hiểu hoạt động trồng, sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Mường Ảng” giúp học sinh thâm nhập đời sống sản xuất kinh doanh ở các cơ sở để nhận thức đầy đủ giá trị kinh tế của một loại cây công nghiệp tiềm năng cũng như những thách thức trong phát triển cây cà phê.

Đặc biệt, tại THPT Mường Nhé, nội dung “Góp phần làm giàu nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì ở Mường Nhé về các giá trị văn hóa truyền thống” đã đưa học sinh vào một kiểu hoạt động hoàn toàn mới: Mang trả lại đời sống những giá trị văn hóa đã mai một, góp phần tác động đến nhận thức, tình cảm của người Hà Nhì.

Trong quá trình trải nghiệm, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như: Khai thác mạng, giao tiếp, thuyết trình, làm video, tổ chức sự kiện, phỏng vấn, điều tra, trình bày bản thảo sách. Có nhiều sản phẩm chất lượng đã được tạo ra như: Video hành trình, poster, infographic, tranh vẽ, hoạt động triển lãm, tuyên truyền...

Lần đầu tiên học sinh THPT Điện Biên được tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực bằng hệ thống bảng đánh giá đa dạng như: Đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm, tự đánh giá; đánh giá theo nhóm, theo cặp, cá nhân; đánh giá trực tiếp, đánh giá qua mạng...

Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất, đặc biệt là bồi dưỡng lòng nhân ái, sự thân thiện, tích cực với môi trường sống. Dự kiến mô hình sẽ được chuyển giao cho các trường THPT tỉnh Điện Biên vào năm 2021.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập829
  • Hôm nay55,549
  • Tháng hiện tại333,679
  • Tổng lượt truy cập51,689,638
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944