Triển khai Chương trình SGK lớp 3, 7 và 10: Nỗ lực “tháo gỡ” cơ sở vật chất

Chủ nhật - 06/03/2022 22:19 187 0
GD&TĐ - Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới thành công bên cạnh đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng.
Triển khai Chương trình SGK lớp 3, 7 và 10: Nỗ lực “tháo gỡ” cơ sở vật chất

Vì vậy các địa phương, nhà trường đã có sự quan tâm, nỗ lực trong việc chuẩn bị, đầu tư để thực hiện có hiệu quả. 

Nơi mừng, nơi lo

Cô Trần Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Hợp Tiến (Nam Sách, Hải Dương) cho biết: Triển khai CT GDPT 2018 năm học tới cơ bản thuận lợi do cơ sở vật chất được củng cố cho khối 6, từ đó tạo tiền đề cho khối 7. Hiện 13 phòng học, phòng bộ môn của trường đều được đầu tư đầy đủ tivi, máy chiếu. Thời gian tới, trường sẽ đầu tư thêm đường truyền mạng cho các lớp để giáo viên có thể khai thác hiệu quả thiết bị vào dạy học.

Theo cô Minh Thúy, điều khiến nhà trường quan tâm là thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại theo CT, SGK bởi việc cấp phát tới trường có khi chậm hơn thời điểm triển khai dạy học. Nếu tình trạng này được khắc phục, việc dạy học của giáo viên sẽ đạt hiệu quả tối đa ở năm học tới.

Được UBND tỉnh Ninh Bình cấp khoảng 800 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị triển khai CT GDPT mới đối với lớp 10, theo thầy Nguyễn Mạnh Hà - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Sơn B (Kim Sơn, Ninh Bình), thiết bị, đồ dùng dạy học sẽ bảo đảm khi bước vào năm học mới. Nhà trường đã sẵn sàng với gần 100% lớp học có đủ màn hình tivi, máy chiếu. Mới đây trường còn được đầu tư thêm 15 tivi, 10 máy chiếu để tăng cường, thay thế cho các lớp học và phòng chức năng.

“Thời điểm này, việc chuẩn bị dạy học lớp 3 theo CT GDPT 2018 không khó khăn, vướng mắc đối với nhà trường. Các vấn đề cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ tận dụng thêm các tiền đề từ khối 1, 2 để tự tin triển khai CT GDPT mới ở lớp 3 năm học 2022 - 2023…”, cô Phượng khẳng định.

Tại Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng), cô Vũ Thị Phượng - Hiệu trưởng cũng khẳng định, phòng lớp học đã được đầu tư đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại (tivi, máy chiếu, mạng…) giúp giáo viên phát huy hiệu quả giáo dục, học sinh tiếp thu bài hiệu quả, bài giảng phong phú…

Việc xã hội hóa và đầu tư từ huyện và phụ huynh cũng giúp nhà trường có được phòng học Tiếng Anh, Tin học bảo đảm chất lượng. Như vậy khi triển khai bắt buộc 2 môn học này thì trường đã có tiền đề đáng kể về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học. Học sinh được học trong môi trường học tập đầy đủ.

Bên cạnh những trường học vùng thuận lợi đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện cơ sở vật chất triển khai CT GDPT mới ở lớp 3 thì thực tế cũng cho thấy còn nhiều trường vùng cao đang lo lắng trước nhiều thách thức.

Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) thuộc xã vùng cao biên giới là một trong những điển hình. Thầy Đào Văn Long - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Với hơn 800 học sinh, 1 điểm chính, 14 điểm lẻ nhưng trường chỉ có 4 màn hình tivi, 1 máy chiếu. Năm học tới dù dồn học sinh khối 3 một số điểm lẻ về học tập trung ở điểm chính thì vẫn có tới 8 điểm lẻ còn học sinh khối 3 phải học trong điều kiện thiếu thiết bị dạy học và thậm chí nhiều điểm trường chưa có điện để sử dụng thiết bị dạy học.

Triển khai Chương trình SGK lớp 3, 7 và 10: Nỗ lực “tháo gỡ” cơ sở vật chất - Ảnh minh hoạ 2
Đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tại Trường THCS Hợp Tiến. Ảnh: NTCC

Gỡ khó cơ sở vật chất

Có thể nói tình trạng khó khăn và thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khi bước vào triển khai CT GDPT 2018 diễn ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên mỗi địa phương đều có cách đầu tư, gỡ khó riêng để bảo đảm bước vào triển khai.

Ông Nguyễn Văn Lịch - Trưởng phòng GD&ĐT Yên Bình (Yên Bình, Yên Bái) trao đổi: Huyện Yên Bình đang xây dựng nông thôn mới nên kéo theo việc đầu tư trường, lớp học đầy đủ. Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học triển khai CT GDPT mới đối với lớp 3, lớp 7, huyện cũng bố trí nguồn vốn và sẽ đầu tư cuốn chiếu theo lộ trình. Do đó, trang thiết bị dạy học sẽ cơ bản đáp ứng trước khi bước vào năm học.

Mặt khác, phòng GD&ĐT cũng tham mưu với huyện sớm đầu tư và bổ sung trước cơ sở vật chất, các hạng mục ở những trường còn thiếu. Với trường đã ổn định cơ sở vật chất sẽ hướng sử dụng thiết bị theo hướng tận dụng và dùng chung. Ví dụ, khối 1 và 2; khối 2 và 3; khối 5 và 6 có thể dùng chung một số thiết bị. Bên cạnh đó sẽ sắp xếp bố trí dạy học trong các phòng học diện tích lớn, trang thiết bị dạy học đầy đủ hiện đại để dạy cùng lúc 1 - 2 lớp học mà vẫn bảo đảm chất lượng.

Đặc biệt, trường hợp thiết bị dạy học mới thiếu, chưa về kịp… sẽ khuyến khích giáo viên khai thác học liệu điện tử để dạy học trên lớp thay cho đồ dùng dạy học…

Tại Lào Cai, Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa đã rà soát và đăng ký xong nhu cầu mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học lớp 3, 7 của các nhà trường để báo cáo UBND thị xã. Hơn thế, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ UBND tỉnh, thị xã Sa Pa trong đầu tư nguồn ngân sách để triển khai CT GDPT mới thì thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản về tới trường trước khi năm học bắt đầu.

Ông Nguyễn Trường Chinh - Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa (Lào Cai) thông tin: Mới đây ngành giáo dục Sa Pa được tặng 200 máy tính bảng. Ngoài sử dụng cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”, phòng sẽ triển khai các phòng học kết nối thông minh cho trường trọng điểm chất lượng cao và trường khó khăn.

Như vậy, sẽ hỗ trợ đáng kể cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để các trường đáp ứng được chất lượng dạy học theo CT, SGK mới. Với môn Tiếng Anh, Tin học bắt buộc với lớp 3 tại Sa Pa triển khai cũng khá thuận lợi, bởi hầu hết các trường có đủ phòng và thiết bị dạy học chuyên biệt. Việc bổ sung đội ngũ dạy học 2 môn này còn thiếu cũng đang được chính quyền tích cực tháo gỡ theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu.

Năm học 2022 – 2023, Trường Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) triển khai 2 môn Tiếng Anh và Tin học bắt buộc với lớp 3 nhưng trường đang “trắng” phòng học và thiết bị đi kèm. “Bảo đảm thiết bị dạy học cơ bản vẫn trông chờ vào ngân sách của địa phương. Trong khi đó, xã hội hóa không dễ bởi đời sống của bà con địa phương còn nghèo, ít doanh nghiệp đóng chân nơi đây…”, Thầy Đào Văn Long - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập793
  • Hôm nay56,998
  • Tháng hiện tại335,128
  • Tổng lượt truy cập51,691,087
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944