Truyền thông giáo dục nghề nghiệp: Không “bột” khó gột nên “hồ”

Thứ ba - 22/05/2018 21:37 874 0
GD&TĐ - Truyền thông là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về giáo dục nghề nghiệp (GDNN), tạo chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh THCS, THPT vào học nghề. Về vấn đề này, chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) đã có những hỗ trợ hiệu quả thông qua những giải pháp truyền thông cụ thể.
Truyền thông giáo dục nghề nghiệp: Không “bột” khó gột nên “hồ”

Cân bằng giữa mong đợi và thực trạng

Mục tiêu của chương trình hợp tác nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế xanh. Chương trình hợp tác này được tài trợ bởi Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển CHLB Đức, ủy thác cho GIZ thực hiện thông qua Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam. GIZ và Tổng cục GDNN đã có nhiều chương trình hợp tác trong nhiều năm, trong đó có lĩnh vực truyền thông giáo dục nghề nghiệp.

Bà Britta van Erckelens - Phó Giám đốc GIZ cho biết: “Truyền thông là một trong những hoạt động trụ cột của hợp tác này. Đối với các trung tâm xuất sắc về đào tạo nghề, chúng tôi hỗ trợ các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chương trình đào tạo hướng cầu, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Hỗ trợ các cơ sở GDNN này phát triển năng lực để có thể cung cấp được chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý cũng như nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo khác.

Trong mô hình xây dựng trung tâm xuất sắc về đào tạo nghề, hiện nay chúng tôi đang phối hợp trực tiếp với Trường Cao đẳng Cơ giới thủy lợi ở tỉnh Đồng Nai để xây dựng thành mô hình trung tâm xuất sắc về đào tạo nghề xanh. Liên quan đến nền kinh tế xanh, GIZ đang phối hợp trực tiếp với Trường Cao đẳng Kỹ nghệ TPHCM thí điểm mô hình đào tạo hợp tác, có sự tham gia của doanh nghiệp, từ khâu thiết kế đối với nghề xử lý nước thải”.

Vấn đề đặt ra là cân bằng được giữa mong đợi và thực trạng. Một trong những thách thức lớn là làm thế nào để cung cấp được nguồn nhân lực lớn có tay nghề, kỹ năng cao, phù hợp với nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế. Mục tiêu, vai trò và sứ mệnh của đào tạo nghề là cao cả bởi nó cung cấp nguồn nhân lực cho cả nền kinh tế.

Thông điệp rõ ràng

Chia sẻ những khảo sát của GIZ, bà Britta van Erckelens cho biết: Quan niệm về đào tạo nghề vẫn còn rất lệch lạc, khi nói đến đào tạo nghề, người ta hay nghĩ đến một nghề gì đó rẻ tiền… Chính vì vậy, truyền thông, trước hết cần xác định có nhiều chủ thể cần được quan tâm khi xây dựng kế hoạch truyền thông. Trong đó, đặc biệt là các em học sinh sắp tốt nghiệp phổ thông, các thầy cô, giáo viên hướng dẫn thực hành trong doanh nghiệp...

Một trong những sản phẩm lớn là hoạt động được triển khai trong nhiều năm với sự phối hợp của Hiệp hội GDNN là triển lãm ảnh về GDNN. Hoạt động này đã được diễn ra trong nhiều năm. Các hình ảnh có tác động truyền thông không kém gì lời nói. Chương trình đã sử dụng hình ảnh của các đối tác, trong đó là những nghề công nghệ cao như Điện, Cơ điện tử... ảnh chụp bao giờ cũng là các học sinh đang vận hành các máy móc lắp đặt.

Hình ảnh cho thấy, các học sinh nữ cũng hoàn toàn có thể tham gia được vào các nghề đó. Những thông điệp được thể hiện thông qua các hình ảnh, đặc biệt thể hiện sự tương tác giữa người học và người dạy; Những hình ảnh về điển hình thành công sau khi học nghề. Đây là các thông điệp chính cần được thể hiện.

Một sáng kiến nữa mà GIZ tổ chức là Open Day - Ngày hội hướng nghiệp. Đây là mô hình cụ thể để cho các em học sinh có thể trực tiếp thử nghiệm các thao tác kỹ thuật. Xây dựng các tài liệu truyền thông như dùng nhân vật nữ để minh họa, sử dụng những hình ảnh ngay tại hiện trường, để người xem thấy được những thực chất nhất của nghề nghiệp.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức về đổi mới đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. Với những công nghệ mới, đào tạo nghề sẽ phải thay đổi không chỉ về hình ảnh mà còn cả chất lượng GDNN. TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo, từ đó sẽ tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong truyền thông hình ảnh của giáo dục nghề nghiệp”.

Tác giả bài viết: Anh Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập289
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại287,187
  • Tổng lượt truy cập51,643,146
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944