Tự chủ đại học: Không tuỳ hứng "tiện đâu làm đấy"

Thứ hai - 23/11/2020 05:26 243 0
GD&TĐ - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng GDĐH.
Tự chủ đại học: Không tuỳ hứng "tiện đâu làm đấy"

Tự chủ đại học là một quá trình

Theo Luật gia Nguyễn Huy Bằng - Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ GD&ĐT, đổi mới GDĐH nói chung và thực hiện tự chủ đại học nói riêng là một quá trình cần được triển khai đồng bộ, căn cơ, có lớp lang chứ không thể tuỳ hứng "tiện đâu làm đấy". Vì vậy, cùng với việc định hướng rõ, hình thành hệ thống tổ chức phù hợp thì việc hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ là vô cùng quan trọng.

Luật số 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP cũng đề cập trực tiếp đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ của các trường ở nhiều điều khoản cụ thể. Thực tế, nhiều trường còn lúng túng, chậm ban hành các văn bản nội bộ.

Thậm chí, đến thời điểm này, còn không ít trường chưa ban hành được quy chế tổ chức và hoạt động. Quy chế tài chính là văn bản bắt buộc phải ban hành cũng đang là vấn đề nhiều trường lúng túng.

Từ kinh nghiệm cá nhân, Luật gia Nguyễn Huy Bằng chia sẻ, trước hết, lãnh đạo các trường cần nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của hệ thống văn bản nội bộ và trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện.

Với những cơ sở giáo dục đại học thành lập được Ban chỉ đạo cấp trường, kiện toàn bộ phận pháp chế, xây dựng kế hoạch chung thì việc triển khai hoàn thiện khá thuận lợi (thường thì cần cập trung quyết liệt trong khoảng 1 năm mới có thể ban hành được các văn bản cơ bản).

Trên cơ sở kế hoạch chung đó, tổ chức rà soát, đánh giá các văn bản hiện có để xem còn thiếu văn bản nào, văn bản nào đã có nhưng cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp, văn bản nào cần ghép lại cho bớt tản mạn, văn bản nào cần huỷ bỏ. Sau đó sẽ đưa vào kế hoạch soạn thảo từng văn bản theo thứ tự ưu tiên. Trước hết là các văn bản giúp hình thành, kiện toàn hệ thống tổ chức của trường, cơ chế hoạt động chung.

Việc soạn thảo các văn bản cần giao cho các đơn vị chuyên môn của trường phụ trách. Đơn vị chủ trì cần nghiên cứu các quy định cấp trên; đánh giá thực tiễn của nhà trường để đề xuất ý tưởng, xây dựng đề cương, dự thảo văn bản lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức cá nhân có liên quan.

Trường cũng cần tổ chức thẩm định, thông qua ban hành. Lưu ý việc hoàn thiện văn bản không chỉ chú trọng tới từng văn bản mà phải quan tâm đến tính hệ thống; Bên cạnh văn bản quy định về nội dung cần chú trọng cả các văn bản quy định về trình tự thủ tục.

Tự chủ đại học: Không tuỳ hứng
Cần co cam kết cụ thể với người học. Ảnh minh họa/internet

Kinh nghiệm từ thực tiễn

Từ thành công của nhà trường, TS Lê Việt Thủy - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT, Thư ký Đề án tự chủ ĐH (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) chia sẻ kinh nghiệm: Đầu tiên, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, vì khi thực hiện đề án tự chủ nghĩa, là mang đến rất nhiều sự thay đổi, không chỉ với xã hội, người học mà ngay cả với bản thân cán bộ, giảng viên trong trường.

Giai đoạn đầu tự chủ là giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn vì có nhiều sự thay đổi. Do đó, cần truyền thông đến mọi người để tất cả cùng đoàn kết nhìn về một hướng, khắc phục khó khăn ban đầu, hướng tới thành công trong tương lai.

Lãnh đạo nhà trường cũng cần phải có những cam kết cụ thể theo từng mốc thời gian để gây dựng lòng tin với xã hội và cán bộ, giảng viên nhà trường. “Ví dụ: đối với người học, cần hướng tới tỷ lệ sinh viên có việc làm cao và thu nhập tốt sau khi ra trường. Đối với giảng viên, cần có những chính sách tạo động lực, cam kết về các quyền lợi và mức thu nhập hằng năm…” – TS Lê Việt Thủy viện dẫn.

Bài học tiếp theo chính là việc đa dạng hóa các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh. TS Lê Việt Thủy cho biết, sau 5 năm thực hiện tự chủ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã mở mới gần 20 ngành và chương trình đào tạo.

Các chương trình này đều là những lĩnh vực mới của nền kinh tế, hoặc những ngành đào tạo liên ngành, xuyên ngành đáp ứng cho nhu cầu nền công nghiệp 4.0; ví dụ: ngành Khoa học dữ liệu; ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; ngành Kinh doanh số; ngành Thương mại điện tử; ngành Đầu tư tài chính; ngành Công nghệ ngân hàng (Fintech); ngành Phân tích kinh doanh (BA); hoặc một số ngành tích hợp các chứng chỉ của các hiệp hội nghề nghiệp thế giới, tạo điều kiện của sinh viên dễ dàng làm việc trên phạm vi toàn cầu. Những ngành này đa số đào tạo bằng tiếng Anh với chương trình đào tạo được nhập khẩu từ nước ngoài với mức học phí cao, nhưng luôn thu hút được số lượng người học rất đông.

Nhà trường cũng tăng cường đầu tư và thu hút các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học; đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu và xuất bản trên các tạp chí quốc tế có uy tín.

Ví dụ, mỗi bài báo quốc tế khi được xuất bản đều được nhà trường thưởng từ 10-15 triệu… Gần đây, với sự tài trợ của ngân hàng Vietcombank, mỗi đề tài của sinh viên khi đạt giải nhất nghiên cứu khoa học cấp trường cũng được thưởng 10 triệu. Vì vậy, năm 2020 nhà trường có 15% số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, với 245 đề tài được trao thưởng; trong đó có 15 đề tài được xét giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Ngoài ra, nhà trường đẩy mạnh thành lập các hội cựu sinh viên, học viên và thu hút nguồn tài trợ từ các cựu sinh viên, học viên, nhằm xây dựng các quỹ học bổng cho người học và đầu tư cải thiện cơ sở vật chất cho nhà trường. Trung bình mỗi năm, hội cựu sinh viên đã đóng góp và tài trợ cho các hoạt động của nhà trường khoảng 10 tỷ đồng.

Về nhân sự, TS Lê Việt Thủy trao đổi, nhà trường có nhiều chính sách thu hút các giảng viên có uy tín trong nước và nước ngoài đến giảng dạy. Thường xuyên mời các chuyên gia từ các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài đến trường trao đổi kinh nghiệm và cùng giảng dạy. Thông thường mỗi môn học chuyên ngành sẽ có ít nhất 1 buổi mời các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên sâu đến chia sẻ cùng sinh viên. Mỗi sinh viên sẽ được đi thực tế ít nhất 2 lần trong toàn khóa học, không kể việc đi thực tập cuối khóa. Từ đó nâng cao kỹ năng và trải nghiệm thế giới việc làm cho sinh viên...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập817
  • Hôm nay56,010
  • Tháng hiện tại334,140
  • Tổng lượt truy cập51,690,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944