Tuyển sinh 2019: Ngành mới có gì lạ?

Thứ ba - 19/02/2019 22:59 5.286 0

Tuyển sinh 2019: Ngành mới có gì lạ?

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Thu Hương - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Mở Hà Nội, cho rằng: Nền kinh tế nước ta đang phát triển bền vững, thu nhập bình quân của người dân tăng cùng với mức chi tiêu cho dịch vụ ngày càng nhiều hơn nên dự đoán các ngành học liên quan đến dịch vụ sẽ thu hút được nhiều lao động. Nhưng kinh tế phát triển, công nghiệp chế tạo khai thác cũng tăng trưởng theo thì các ngành công nghiệp phụ trợ cũng hứa hẹn có sức hút lớn.

Hấp dẫn nhiều ngành học

Năm 2019, sự ra đời sản phẩm ô tô mang nhãn hiệu Vinfast của Tập đoàn Vingroup đã như cú hích khởi động lại cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô Việt Nam. Nếu như nhiều năm nay, SV tốt nghiệp các ngành cơ khí, cơ điện tử, công nghiệp ô tô ra trường không quá khó khăn khi tìm việc làm thì sự xuất hiện của một doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường sản xuất xe, cũng như các doanh nghiệp tăng thêm tỷ trọng nội địa hóa các phụ kiện càng hứa hẹn những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, cơ khí có chỗ đứng tốt hơn trong xã hội.

Các ngành đào tạo liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường lại được sự quan tâm ngày càng lớn khi Việt Nam đang nằm trong những nhóm nước chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều trường ĐH đã rất chú trọng phát triển các ngành đào tạo liên quan đến khoa học môi trường. Với các kiến thức chuyên môn sâu được đào tạo bài bản, SV ngành khoa học môi trường sẽ có đầu ra là kỹ sư các doanh nghiệp sản xuất các chế phẩm liên quan đến lĩnh vực này, làm chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường. Họ cũng có thể học lên cao hơn để trở thành giảng viên các ĐH và trở thành các nhà nghiên cứu về môi trường ở các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ.

Về lĩnh vực kinh tế, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, nhận định: Năm 2019 kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng hơn, các công ty trong nước, cũng như tập đoàn quốc tế, đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự am hiểu về các lĩnh vực giao thương, đặc biệt là những SV có nền tảng kiến thức chắc chắn về kinh tế đối ngoại sẽ có lợi thế việc làm. Thực tế chứng minh nhiều năm nay, SV học các ngành kinh tế, nếu năng lực tốt, cùng với kỹ năng mềm thuần thục, lại thêm sự yêu thích đam mê với nghề thì luôn được doanh nghiệp chào đón trước khi tốt nghiệp.

Ngành phân tích kinh doanh có gì lạ?

Năm nay, một số trường ĐH đào tạo kinh tế cũng đưa ra ngành đào tạo phân tích kinh doanh, đây là ngành học với chức năng phân tích dữ liệu trong kinh doanh, là một trong những ngành học cũng đáp ứng xu thế của CMCN 4.0 với đặc trưng là nền kinh tế số. Đến thời điểm này ở Việt Nam, nhiều công ty đã tích lũy được hệ thống dữ liệu lớn trong các hệ thống giao dịch. Việc các doanh nghiệp dựa vào những thông tin tích lũy từ hệ thống dữ liệu để đưa ra phân tích và ra các quyết định kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận và kết quả kinh doanh là điều mà họ hướng tới.

Như ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tiêu chí đặt ra đối với SV tốt nghiệp là trên cơ sở nguồn dữ liệu hiện có, có thể phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh doanh phù hợp; có khả năng lựa chọn và triển khai các giải pháp thích hợp trong lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu để đáp ứng nhu cầu về chất lượng, tính bảo mật và quyền riêng tư của các các doanh nghiệp.

Được biết, theo học ngành phân tích kinh doanh, SV sẽ được trang bị các kiến thức về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong một tổ chức, doanh nghiệp để từ đó thiết kế, xây dựng và triển khai được các dự án một cách mạch lạc, có hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng của bên hữu quan. Sau khi tốt nghiệp, những cử nhân này có khả năng sử dụng tích hợp các mô hình và công cụ phù hợp để phân tích dữ liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế; có khả năng vận dụng các phương pháp quản lý dữ liệu để đảm bảo tính khách quan và chính xác của các báo cáo.

Tác giả bài viết: Hạ An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại291,419
  • Tổng lượt truy cập51,647,378
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944