Tuyển sinh Đại học năm 2022 Chứng chỉ quốc tế mạnh đến đâu, lợi thế ra sao cho học sinh ?

Chủ nhật - 27/02/2022 04:12 283 0
GD&TĐ - Chứng chỉ quốc tế đang là một trong những điều kiện xét tuyển đại học thu hút sự chú ý của học sinh phổ thông.
Tuyển sinh Đại học năm 2022 Chứng chỉ quốc tế mạnh đến đâu, lợi thế ra sao cho học sinh ?

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thí sinh không nên đặt trọn mục tiêu vào các chứng chỉ mà bỏ quên những phương án tuyển sinh khác nhau.

Lợi thế

Trong đợt xét tuyển đại học năm 2021, Phạm Khôi Nguyên, sống tại Hà Nội đã lựa chọn 3 phương thức xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với 3 tiêu chí gồm chứng chỉ quốc tế (như SAT, ACT); chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (gồm IELTS, TOEFL) và đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.

Nam sinh xét tuyển thành công vào trường bằng 3 phương thức trên với điểm IELTS là 6.5 (điều kiện của trường là 5.5), điểm SAT là 1.300/1.600 (điều kiện của trường là 1.200). Theo thứ tự nguyện vọng, Nguyên trúng tuyển qua hình thức xét tuyển chứng chỉ SAT.

Nguyên bày tỏ: Năm thi vào lớp 10, em trượt trường công lập do dồn hết mục tiêu vào thi tuyển sinh. Cú sốc này giúp em nhận ra không nên đặt bản thân vào thế bị động. Thay vì trường chọn em, em muốn được chọn trường, ngành phù hợp với sở thích và năng khiếu. Phương thức xét tuyển đại học nhờ chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ quốc tế đã giúp em hoàn thành mục tiêu.

Năm lớp 12, Nguyên tự tìm kiếm và in đề án tuyển sinh của các trường đại học ra giấy. Sau khi đọc kỹ từng đề án, em bôi đậm những phương thức xét tuyển có điều kiện phù hợp với khả năng của bản thân và các mốc thời gian cần lưu ý.

Nhờ “rải” hồ sơ không đếm xuể, trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Nguyên đã trúng tuyển 10 trường đại học qua hình thức xét tuyển kết hợp. Do đó, nam sinh bước vào kỳ thi với tâm thế thoải mái, tự tin.

“Em thường chia sẻ với các em khóa dưới hãy theo sát đề án tuyển sinh của các trường đại học. Thời điểm tháng 2, tháng 3, các trường đại học lần lượt thông báo đề án chi tiết nên thí sinh có thể tìm hiểu ngay từ bây giờ.

Tiếp đó, hãy tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh cả trực tiếp lẫn trực tuyến do các trường đại học tổ chức để có cơ hội tìm hiểu về môi trường học, ngành học. Đừng ngần ngại kết bạn và xin lời khuyên từ anh chị sinh viên để chuẩn bị hồ sơ và tâm thế tốt nhất khi xét tuyển đại học”, Khôi Nguyên nhắn nhủ.

Hiện, Nguyên là quản trị viên của nhóm “K64 (2004) NEU - ĐH Kinh tế Quốc dân”, nhóm hỗ trợ tư vấn tuyển sinh do sinh viên trường tổ chức. Vận dụng kinh nghiệm của bản thân, Nguyên tích cực hỗ trợ, chia sẻ thông tin xét tuyển đại học cho học sinh phổ thông.

Là sinh viên năm nhất Học viện Ngoại giao, Hà Nội, Đào Nguyễn Phương Linh đã trúng tuyển đại học qua hình thức xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS kết hợp điểm học bạ. Điều kiện cho phương thức này là thí sinh sở hữu điểm IELTS từ 6.0 trở lên và điểm trung bình tổng kết 5 học kỳ THPT từ 8,0 trở lên.

Đạt 8.0 IELTS, Linh chia sẻ: Học viện Ngoại giao có tỷ lệ cạnh tranh tương đối cao nên em rất lo lắng khi đặt mục tiêu vào trường. Bên cạnh kết quả thi tốt nghiệp THPT, em cần phương thức dự phòng khác. Ban đầu, em không biết nhiều về IELTS và các phương thức xét tuyển nhưng sau khi tìm hiểu, tham khảo ý kiến của mọi người, em quyết định thi lấy chứng chỉ và nộp hồ sơ.

“Em không cho rằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế là nổi trội hơn chương trình tiếng Anh phổ thông nên trong quá trình học, dù ở bất cứ chương trình nào, các bạn cũng nên học tập nghiêm túc. Ngoài ra, nên có định hướng từ sớm, cân bằng giữa luyện thi IELTS và học trên lớp để có điểm IELTS cao, học bạ đẹp”, Linh bày tỏ.

Theo Linh, điểm IELTS càng cao tương đương khối lượng kiến thức càng lớn. Do đó, thí sinh nên ôn tập từ năm lớp 10, sau đó lấy chứng chỉ trước năm lớp 12 để chủ động thời gian chuẩn bị hồ sơ xét tuyển.

Giống Linh và Nguyên, nhiều học sinh THPT đang học và thi lấy các chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ quốc tế, phổ biến hơn cả là IELTS. Hiện nay, chứng chỉ IELTS xuất hiện trong đề án tuyển sinh của nhiều trường đại học như Học viện Ngoại giao, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia TPHCM…

Tuyển sinh Đại học năm 2022 Chứng chỉ quốc tế mạnh đến đâu, lợi thế ra sao cho học sinh ? - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tại Hà Nội. Ảnh: IT

Không phải kết quả cuối cùng

Cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên một trung tâm luyện thi IELTS tại Hà Nội, cho biết: “Trước đây, phần đông học viên của tôi là sinh viên đại học, người đi làm nhưng khi các trường đại học mở phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, ngày càng nhiều học sinh THPT, thậm chí học sinh THCS, đăng ký.

Tôi vẫn dặn dò các em không nên dồn hết kỳ vọng vào điểm IELTS mà bỏ quên các môn học, khối ngành khác vì nhiều trường đại học không chỉ xét tuyển dựa trên điểm IELTS, mà còn kết hợp điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT. Sở hữu chứng chỉ quốc tế có thể giúp thí sinh mở rộng cánh cửa vào đại học, tiếp cận tài liệu học tập tốt hơn chứ không phải “tấm vé” trúng tuyển”.

Nhấn mạnh chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là một trong những điều kiện cần khi xét tuyển đại học nhưng không phải kết quả cuối cùng, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, lưu ý: Thí sinh cần lưu ý mỗi trường có cách kết hợp chứng chỉ hoặc quy đổi chứng chỉ khác nhau để tham gia xét tuyển, tránh “trượt oan”.

TS Dương Tôn Thái Dương, Phó Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết: Việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ quốc tế như IB, A-level, nằm trong mục tiêu chiến lược của ĐHQG TPHCM là quốc tế hóa và hội nhập tuyển sinh. Hiện nay, các trường thành viên của ĐHQG TPHCM đã sử dụng chứng chỉ quốc tế kết hợp nhiều kết quả khác như kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ để xét tuyển với tỷ lệ chỉ tiêu nhất định.

Thí sinh có thể đăng ký tất cả phương thức xét tuyển, không chỉ dùng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nếu đủ điều kiện do các trường đưa ra. Sau khi trúng tuyển, các em hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất với bản thân như điều kiện gia đình, ngành học yêu thích, mục tiêu nghề nghiệp… - TS Dương Tôn Thái Dương 

Tác giả bài viết: Tú Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập625
  • Hôm nay43,456
  • Tháng hiện tại321,586
  • Tổng lượt truy cập51,677,545
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944