Vai trò Chủ tịch Hội đồng trường trong trường phổ thông: Nên thế nào cho phù hợp?

Thứ năm - 03/03/2022 02:08 381 0
GD&TĐ - Việc xuất hiện thêm vị trí, chức danh là Chủ tịch Hội đồng trường (HĐT) trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại dự thảo đang lấy ý kiến được nhiều trường quan tâm.
Vai trò Chủ tịch Hội đồng trường trong trường phổ thông: Nên thế nào cho phù hợp?

Hiệu trưởng có nên kiêm Chủ tịch HĐT?

Trước đây, HĐT và Chủ tịch HĐT là bộ phận đã có trong trường phổ thông công lập, nhưng phần lớn hiệu trưởng kiêm luôn chức danh Chủ tịch HĐT. Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ GD&ĐT ban hành lấy ý kiến thể hiện rõ thêm chức danh, vị trí Chủ tịch HĐT trong trường phổ thông.

Thầy Nguyễn Long Giao - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thánh Tông (Quận 8, TPHCM) - cho biết, HĐT của trường được thành lập từ năm học 2013 - 2014 có 9 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. Từ khi HĐT thành lập và đi vào hoạt động đến nay thì công tác vận hành công việc thuận lợi hơn so với trước kia vì luôn có kế hoạch đề ra cho mỗi bộ phận, trên cơ sở đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp thực tế. Lương và phúc lợi của những thành viên tham gia HĐT được tính theo chức danh Tổ trưởng chuyên môn và Thư ký hội đồng, Thanh tra nhân dân từ 3 tiết đến 2 tiết, 1 tiết. Hưởng phúc lợi thì sẽ do điều kiện tình hình mỗi đơn vị.

“Chức năng hoạt động của HĐT là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu nhà trường, có quyền hạn quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt động nhà trường. Giám sát thực hiện các hoạt động Nghị quyết HĐT, việc thực hiện các quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường.

Chủ tịch HĐT trong trường phổ thông nên kiêm nhiệm là hiệu trưởng vì hiệu trưởng sẽ nắm rõ định hướng phát triển của nhà trường…” - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thánh Tông  chia sẻ.

Tương tự, cô Vũ Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) - cho rằng, theo quy định thì HĐT sẽ quyết định rất nhiều vấn đề quan trọng như chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch và mục tiêu phát triển của nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và năm học, cùng rất nhiều vấn đề quan trọng khác trong nhà trường.

Thế nhưng, trên thực tế thì hiện nay, HĐT trong các trường phổ thông vẫn chưa phát huy được hết sức mạnh do đó khi quyết định những vấn đề quan trọng, có tầm nhìn chiến lược của trường chủ yếu vẫn là cấp ủy, các thành viên trong ban giám hiệu, các thành viên cốt cán của trường học.

“Chủ tịch HĐT nên là một thành viên trong ban giám hiệu nhà trường, có thể là hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng, hoặc chủ tịch công đoàn. Tuy nhiên, tốt nhất thì hiệu trưởng nên kiêm nhiệm luôn chức danh này…” - cô Vũ Thị Ngọc Dung bày tỏ.

Vai trò Chủ tịch Hội đồng trường trong trường phổ thông: Nên thế nào cho phù hợp? - Ảnh minh hoạ 2
Thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TPHCM).

Cần làm rõ mối quan hệ của Chủ tịch HĐT

Nói về vị trí, chức danh Chủ tịch HĐT theo dự thảo của thông tư, thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TPHCM) - cho rằng, dự thảo của thông tư lần này có thêm một chức danh Chủ tịch HĐT trong trường phổ thông công lập là hơi thừa. Bởi từ trước tới nay, các trường phổ thông vận hành bộ máy theo cơ chế cũ rất ổn.

“Nếu thêm vị trí Chủ tịch HĐT thì phải thêm phòng làm việc, theo đầu lương, phụ cấp chức vụ… Tuy nhiên, trong dự thảo không thấy đề cập về vấn đề lương, phòng làm việc… cũng như tiêu chuẩn đối với vị trí cho chức danh Chủ tịch HĐT trong trường phổ thông công lập. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa HĐT và Chi bộ của trường sẽ như thế nào cũng chưa thấy quy định. Bởi, trong các trường phổ thông hiện nay thì hiệu trưởng làm theo các nghị quyết của Chi bộ, nếu có thêm Chủ tịch HĐT thì khi đó hiệu trưởng sẽ làm theo bên nào? Đồng thời, cũng cần có quy định rõ thêm Chủ tịch HĐT được ký, đóng dấu văn bản nào, trường hợp nào…” - thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.

Thầy Huỳnh Thanh Phú bày tỏ băn khoăn, nếu quy định như dự thảo thì trong trường phổ thông công lập, hiệu trưởng sẽ là cán bộ quản lý đứng đầu nhà trường hay là Chủ tịch HĐT Nếu giáo viên trúng cử chức danh Chủ tịch HĐT thì cũng cần phải làm rõ tiêu chuẩn của giáo viên làm Chủ tịch HĐT.

“Nếu Chủ tịch HĐT là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho nhà trường, còn hiệu trưởng chỉ là người thực hiện. Vậy khi hiệu trưởng triển khai để xảy ra sai phạm thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?” – thầy Huỳnh Thanh Phú băn khoăn.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, hiệu trưởng nên kiêm nhiệm luôn chức danh Chủ tịch HĐT trong trường phổ thông, một giáo viên trung học phổ thông nêu quan điểm ủng hộ việc thành lập HĐT, tuy nhiên việc chuyển giao quyền lực từ Nhà nước sang tổ chức trường học phải gắn liền với trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm giải trình của từng chức danh công việc, tránh việc buông lỏng quản lý. Nếu hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐT thì sẽ xảy ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền, và trường phổ thông công lập dần dần sẽ biến thành trường ngoài công lập.

“Nếu hiệu trưởng kiêm luôn Chủ tịch HĐT thì việc thực hiện nhiệm vụ của HĐT thường cũng do hiệu trưởng quyết hết. Như vậy, hiệu trưởng vừa giám sát với vai trò là Chủ tịch HĐT và thực thi nghị quyết của HĐT với vai trò hiệu trưởng thì vai trò của HĐT sẽ khá mờ nhạt, có như không” - giáo viên này nói.

“Theo tôi, dự thảo mới đi theo hướng làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch HĐT và hiệu trưởng là tín hiệu tích cực. Khi tổ chức trường học phát triển, cần có sự phân công vai trò rành mạch giữa “quản trị” (HĐT) và “điều hành” (hiệu trưởng). Việc làm rõ và phát huy vai trò của HĐT giúp giảm tải cho hiệu trưởng để tập trung vào công việc điều hành, đồng thời giúp các quyết định chiến lược được thực hiện thông qua tập thể HĐT mà đại diện cao nhất là Chủ tịch HĐT. Khi không có cơ chế phân vai, sẽ dễ xảy ra hiện tượng hiệu trưởng lạm quyền, đồng thời cũng không thực hiện đầy đủ vai trò vì hiệu trưởng quá tải.

Tôi ủng hộ việc phân công công việc rõ ràng giữa Chủ tịch HĐT và hiệu trưởng, đó là cơ sở để xây dựng miêu tả công việc cho mỗi chức danh, cũng như tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công việc. Một số trường tư thục khi có cả một HĐT mạnh và hiệu trưởng mạnh, đã giúp trường học tiến bộ rất nhanh chóng nhờ những quyết định sáng tạo, nhanh chóng. Đó là cơ chế mà trường công có thể tham khảo...” - chuyên gia nghiên cứu giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên cho biết.

Tác giả bài viết: Công Chương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập874
  • Hôm nay54,409
  • Tháng hiện tại332,539
  • Tổng lượt truy cập51,688,498
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944