Vụ giáo viên xin nghỉ việc gây xôn xao dư luận: Xử lý thế nào cho đúng?

Thứ tư - 13/10/2021 23:28 323 0
GD&TĐ - Trong buổi làm việc với các bên, ông Đặng Định Công - Phó phòng GD&ĐT huyện Long Thành (Đồng Nai) đề nghị thầy Lê Trần Ngọc Sơn tiếp tục dạy học; còn nếu không, sẽ phải thực hiện lại quy trình cho thôi việc.
Vụ giáo viên xin nghỉ việc gây xôn xao dư luận: Xử lý thế nào cho đúng?

Ông Sơn bảo lưu quan điểm

Liên quan vụ việc ông Lê Trần Ngọc Sơn - giáo viên tiếng Anh Trường Tiểu học An Lợi (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xin nghỉ việc với lý do “có quá nhiều điều phi giáo dục…”, chiều 13/10, Phòng GD&ĐT huyện Long Thành làm việc với các bên.

“Chiều nay (13/10) tôi có buổi làm việc với Phòng GD&ĐT huyện Long Thành. Phòng Giáo dục khá cầu thị. Tôi tiếp tục khẳng định lý do tôi nêu trong đơn là chính đáng, trung thực, đúng thực tế ở trường. Ông Tùng vẫn bịa đặt vu khống tôi nghỉ việc với mục đích đi Canada du học và định cư… để làm lạc hướng dư luận.

Tôi sẽ rút đơn và tiếp tục ở lại trường giảng dạy nếu các cấp có thẩm quyền giải quyết rốt ráo vụ việc ông Tùng và bà Lê Thị Anh Thư thưa vu khống tôi và cô Mai Giáng Thu ra phòng GD&ĐT và công an xã An Phước; có văn bản yêu cầu ông Tùng và bà Thư (phó hiệu trưởng cũ) nhận lỗi và xin lỗi chúng tôi trước Hội đồng sư phạm trường. 

Đề nghị thầy Toàn - Trưởng phòng GD&ĐT huyện thực hiện lời hứa với tôi từ năm 2019 là chuyển ông Tùng đi trường khác. 

Tôi cũng đề nghị UBND huyện Long Thành giải quyết dứt điểm đơn tôi tố cáo những sai phạm của ông Tùng và bà Thư và xử lý trách nhiệm của họ theo nội dung đơn nộp từ cuối năm 2020..." -  ông Lê Trần Ngọc Sơn.

Buổi làm việc do ông Đặng Định Công - Phó phòng GD&ĐT huyện Long Thành chủ trì, có sự tham gia của đại diện Trường Tiểu học An Lợi và ông Lê Trần Ngọc Sơn. Cuộc gặp này diễn ra 3 ngày sau khi đơn Đề nghị giải quyết thôi việc của ông Sơn được ông Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi, bút phê đóng dấu chấp thuận.

Theo biên bản cuộc làm việc, ông Đặng Định Công - Phó phòng GD&ĐT huyện Long Thành đề nghị thầy Lê Trần Ngọc Sơn tiếp tục dạy học; còn nếu không, sẽ phải thực hiện lại quy trình cho thôi việc.

Đồng thời, Phòng GD&ĐT huyện xác định thủ tục giải quyết đơn xin thôi việc của ông Sơn là sai quy trình. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Tùng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi) đã nhận sai.

Theo quy định, hiệu trưởng phải có văn bản trả lời cho giáo viên, không được viết trực tiếp vào đơn. Hơn nữa, cuộc họp để giải quyết đơn thôi việc cần sự có mặt của đại diện Ban giám hiệu, Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, các tổ khối lớp và cá nhân ông Sơn. Nhưng hôm đó, ông Sơn không được mời.

Vụ giáo viên xin nghỉ việc gây xôn xao dư luận: Xử lý thế nào cho đúng? - Ảnh minh hoạ 2
Ông Lê Trần Ngọc Sơn.

Ông Sơn cho biết chỉ rút đơn, ở lại dạy học nếu các cấp có thẩm quyền giải quyết rốt ráo những sai phạm của hiệu trưởng, hiệu phó. Đồng thời, ông cũng bảo lưu quan điểm về lý do nghỉ việc là cảm thấy không phù hợp với môi trường "có quá nhiều điều phi giáo dục... nhất là vấn nạn dối trá".

Quy trình nghỉ việc thế nào đúng pháp luật?

Liên quan việc ông Nguyễn Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi, bút phê đóng dấu chấp thuận cho ông Sơn nghỉ việc, dư luận thắc mắc khi một giáo viên có đơn xin nghỉ việc thì ai sẽ có thẩm quyền giải quyết và bút phê và ký tên, đóng dấu đồng ý?

Theo TS Bùi Kim Hiếu - Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT), trường hợp giáo viên là viên chức thì việc cho nghỉ việc phải căn cứ quy định của Luật Viên chức, đồng thời cũng phải tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Còn trường hợp giáo viên  không phải viên chức mà là người lao động, giảng dạy theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì nghỉ việc phải căn cứ quy định của Bộ luật Lao động.

Cụ thể, về nguyên tắc, cơ quan, lãnh đạo nào ký văn bản tuyển dụng thì cơ quan, lãnh đạo đó sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu giáo viên này là viên chức do Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định, chỉ có chủ tịch UBND cấp huyện mới có thẩm quyền cho nghỉ việc. Còn trường hợp nếu là hợp đồng lao động do hiệu trưởng của trường này ký, hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trong vụ việc này, cần phải xác định xem giáo viên liên quan là viên chức hay là người lao động theo hợp đồng. Nếu là viên chức thì nghỉ việc phải giải quyết chế độ theo quy định của Luật Viên chức, phải đúng thẩm quyền, có căn cứ và theo trình tự thủ tục luật định.

“Viên chức hay đơn vị sự nghiệp công lập đều phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước trước khi viên chức nghỉ việc. Cụ thể, tùy từng trường hợp mà thời gian báo trước của viên chức dao động từ 3 ngày hoặc 30 ngày hoặc 45 ngày. Trong đó, viên chức phải báo trước 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; phải báo ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hoàn cảnh thật sự khó khăn không thể thực hiện theo hợp đồng…” - TS Bùi Kim Hiếu chia sẻ.

Theo TS Bùi Kim Hiếu, để được xin nghỉ việc, viên chức cần phải thực hiện theo thủ tục nêu tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau: Hồ sơ xin nghỉ việc viên chức gửi thông báo bằng văn bản đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết ít nhất 3 ngày hoặc 30 ngày tùy vào từng trường hợp nêu trên.

Sau khi nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nêu ý kiến về việc đề nghị này. Nếu đồng ý: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức. Còn nếu không đồng ý: Trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do.

“Do đó, trong vụ việc này nếu như thầy giáo Sơn là viên chức và muốn xin nghỉ việc thì phải có văn bản trình bày, nêu rõ lý do, có căn cứ và cơ quan chức năng sẽ xem xét theo trình tự thủ tục luật định. Việc chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt hoạt động của viên chức không phải bút phê đơn giản như vậy…” - TS Bùi Kim Hiếu nhận định.

Ông Sơn đã làm giáo viên 24 năm. Trước khi về dạy tại Trường Tiểu học An Lợi, ông công tác tại  trường THCS ở huyện Long Thành và TP Biên Hòa. Ngày 6/10, ông nộp đơn đề nghị giải quyết thôi việc do có một số bức xúc trong nhà trường. 4 ngày sau, Hiệu trưởng nhà trường đã bút phê, chấp thuận cho ông Sơn nghỉ việc.

Trước đó, tháng 9/2019, ông Sơn có đơn tố cáo ông Nguyễn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lợi cùng một hiệu phó do có nhiều vi phạm về thu chi, sử dụng quỹ phúc lợi không đúng quy định, vận động cha mẹ học sinh đóng góp mua sắm không đúng quy định, nhận học sinh trái tuyến... Tháng 1/2020, UBND huyện Long Thành kết luận Trường Tiểu học An Lợi có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập810
  • Hôm nay49,613
  • Tháng hiện tại327,743
  • Tổng lượt truy cập51,683,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944