Tăng tính tự chủ cho cơ sở trong đào tạo thạc sĩ: Nhà trường, người học hưởng lợi

Thứ năm - 14/10/2021 01:35 381 0
GD&TĐ - Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 23) quy định về đào tạo thạc sĩ có hiệu lực từ ngày 15/10/2021, đúng vào thời điểm các cơ sở đào tạo đại học trong cả nước triển khai công tác tuyển sinh cao học đợt 2.
Tăng tính tự chủ cho cơ sở trong đào tạo thạc sĩ: Nhà trường, người học hưởng lợi

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm mới và quan trọng của thông tư này là tăng tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo.

Linh hoạt cho cơ sở đào tạo

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế), Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT đã tăng được tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo, cho người học và phù hợp với Luật Giáo dục đại học sửa đổi (Luật số 34) và Nghị định 99.

“Thông tư cho phép đa dạng hơn về hình thức tuyển sinh. Cơ sở đào tạo khi xây dựng đề án tuyển sinh có thể chọn phương án thi tuyển/ xét tuyển hoặc có thể kết hợp để thuận lợi cho cả thí sinh và cơ sở đào tạo; thuận lợi cho người nước ngoài tham gia thi tuyển và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế mà không quá cứng nhắc.

Hơn nữa, người học có thể lưạ chọn nhiều hình thức học, từ tập trung chính quy, vừa làm vừa học nếu người học có khung thời gian công việc không cho phép học tập trung, tất nhiên lúc đó phải đăng ký học chương trình thạc sĩ theo định hướng ứng dụng”, PGS.TS Huỳnh Văn Chương chia sẻ .

Tương tự, PGS.TS Bùi Văn Hồng - Viện trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Viện SPKT HCMUTE) cho rằng: Thông tư 23 quy định cụ thể chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, trong đó đáng chú ý là làm rõ học phần tốt nghiệp, hướng dẫn và đánh giá học phần tốt nghiệp của hai định hướng đào tạo.

Quy định này giúp cơ sở đào tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn và đánh giá học phần tốt nghiệp cho học viên theo hai định hướng đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, ngoài hình thức đào tạo chính quy như trước đây, hình thức đào tạo vừa làm vừa học được phép áp dụng cho chương trình định hướng ứng dụng. Đây là sự linh hoạt trong hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người.

“Thông tư 23 cho phép cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học trực tuyến với khối lượng học tập không vượt quá 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; bảo đảm chất lượng không thấp hơn so với các lớp học trực tiếp. Đây là bổ sung phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục số hiện nay”, PGS.TS Bùi Văn Hồng nhận định.

Tăng tính tự chủ cho cơ sở trong đào tạo thạc sĩ: Nhà trường, người học hưởng lợi - Ảnh minh hoạ 2
Một buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ của Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Huế.

Lợi thế cho sinh viên khá, giỏi

Một điểm đặc biệt ở Thông tư 23, theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, sinh viên có học lực khá, giỏi đang theo học tại các cơ sở đào tạo đại học cần quan tâm và nắm chắc để khai thác được lợi thế là có thể đăng ký học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp đại học, rút ngắn thời gian học thạc sĩ. Cụ thể, nếu sinh viên đang học đại học có học lực khá trở lên có thể đăng ký học trước một số học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ cùng ngành và cùng cơ sở đào tạo đó, nếu đáp ứng một số điều kiện.

“Học viên có thể rút ngắn trước được tối đa 15 tín chỉ, tương đương 1 học kỳ. Đây là điểm rất mới của Thông tư 23. Ngoài ra, Thông tư 23 cũng cho phép nếu người học đã có một bằng thạc sĩ muốn học thêm bằng thạc sĩ khác, hoặc đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo đại học chuyên sâu theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP, tương đương bậc 7 có quyền yêu cầu cơ sở đào tạo công nhận một số học phần tương đương ở chương trình đào tạo thạc sĩ hoặc chương trình chuyên sâu đã hoàn thành trước đó.

Đây là các điểm mới mà cơ sở đào tạo cần công khai trong quy chế đào tạo thạc sĩ và đề án tuyển sinh để thuận lợi cho thí sinh dự tuyển và người học thạc sĩ sau trúng tuyển…”, PGS.TS Huỳnh Văn Chương nhận định.

Về năng lực ngoại ngữ cho người đăng ký dự tuyển đầu vào cao học từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.  PGS.TS Bùi Văn Hồng cho rằng: Quy định này phù hợp với bối cảnh hội nhập trong giáo dục hiện nay, đặc biệt đáp ứng yêu cầu sử dụng ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu đối với học viên trình độ thạc sĩ.

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, việc điều chỉnh chuẩn đầu vào và đầu ra về ngoại ngữ đối với trình độ thạc sĩ bắt buộc cơ sở đào tạo phải có chính sách tốt và rõ hơn về chuẩn đầu ra cho sinh viên đại học (phải đạt tối thiểu là chứng chỉ B1 theo Thông tư 23) hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương, như vậy mới đảm được quyền lợi cho sinh viên tốt nghiệp đủ chuẩn để tham gia học các chương trình đào tạo thạc sĩ.

“Điều này giúp sinh viên cũng như người học đã tốt nghiệp mong muốn học lên cao nâng cao nhận thức và quyết tâm học ngoại ngữ để đạt các chuẩn đầu ra ngay từ những năm đầu đại học hoặc phải có quá trình chuẩn bị đầu vào trước khi tham gia học chương trình thạc sĩ. Đây cũng là mong muốn lớn nhất trong các chính sách hiện nay của Nhà nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động về chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên bên cạnh chuẩn về kiến thức, kỹ năng và nhận thức để hướng đến là đạt chuẩn đầu ra khu vực và quốc tế về ngành nghề đào tạo”, PGS.TS Huỳnh Văn Chương nhận định.

PGS.TS Bùi Văn Hồng cũng cho rằng, với quy định chuẩn ngoại ngữ đầu vào sẽ là rào cản không nhỏ cho công tác tuyển sinh của Viện SPKT và nhiều đơn vị đào tạo khác, ít nhất là 1 - 2 năm đầu khi áp dụng Thông tư 23. Nhưng điều này hoàn toàn phù hợp và gắn với bảo đảm chất lượng trong đào tạo thạc sĩ nói chung và sau đại học hiện nay. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập814
  • Hôm nay55,878
  • Tháng hiện tại334,008
  • Tổng lượt truy cập51,689,967
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944