Xây dựng chính sách nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ

Thứ bảy - 21/09/2019 09:21 544 0

Xây dựng chính sách nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ

GD&TĐ - Ngày 21/9, tại trường ĐH Nha Trang, TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo “Xây dựng cơ chế chính sách nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học”, hơn 100 đại diện các cơ sở giáo dục trên cả nước tham dự.

Ông Tạ Ngọc Đôn, Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ GD&ĐT) cho biết, ở nước ta hiện nay có rất nhiều giảng viên trẻ thành công trong nghiên cứu khoa học. Nhiều giáo viên trẻ đã có các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế trong danh mục ISI/ Scopus, là tác giả của các sáng chế, thậm chí có giảng viên trẻ đã thành công khi chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tạo ra hàng hóa phục vụ đời sống, xã hội – từ các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Ông Tạ Ngọc Đôn cho biết thêm, thông qua hội thảo lần này các đại biểu cần đề xuất những sáng kiến mới, phù hợp với thực tiễn, có thể áp dụng được tại các trường đại học, tạo mọi điều kiện cho giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.

Xây dựng chính sách nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ - Ảnh minh hoạ 2
Ông Tạ Ngọc Đôn phát biểu tại hội thảo 

Báo cáo về thực trạng nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong các trường sư phạm trên cả nước, PGS Nguyễn Danh Nam, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cho rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên chưa được đánh giá hàng năm, nên nhiều giảng viên, trong đó có tiến sĩ không có các công bố khoa học trong năm.

Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học đầu tư chưa đồng bộ, phòng thí nghiệm phân tích số liệu còn thiếu thốn và lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giảng viên, nhiều nghiên cứu còn mang tính cá nhân, chưa hình thành được các nhóm nghiên cứu trong các trường sư phạm, một số nghiên cứu còn dàn trải, chưa tập trung và chưa xây dựng được chính sách và kế hoạch cho phát triển khoa học giáo dục, từ đó khiến các nghiên cứu rất khó để chuyển giao vào thực tế.

TS Trần Văn Thận, Trưởng Phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Cửu Long cho rằng, hiện nay khá nhiều giảng viên trẻ khi chọn đề tài do không nghiên cứu kĩ, rà soát, tuyển dụng, xin ý kiến của chuyên gia dẫn đến tính khả thi trong thực tế không cao, từ đó nhiều trường hợp phải xin gia hạn đề tài.

Bên cạnh đó, tại hội thảo, các đại biểu đã chỉ ra những khó khăn của giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học, cụ thể như: vướng mắc về cơ chế, chính sách; những bất cập khi giảng viên trẻ vừa phải tham gia nghiên cứu khoa học vừa phải đảm nhận công tác giảng dạy…

Tác giả bài viết: Mạnh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay23,612
  • Tháng hiện tại301,742
  • Tổng lượt truy cập51,657,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944