Chương trình do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á phối hợp cùng Đại học Trà Vinh tổ chức dành cho giảng viên, viên chức của Trường.
Hai chuyên đề được các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á chia sẻ gồm: Nguồn tài trợ nghiên cứu và đổi mới sáng tạo: Lý thuyết và thực hành các dự án nghiên cứu; Học tập phục vụ cộng đồng và học tập từ việc thực tế.
Ở chuyên đề một, TS. Nguyễn Duy Mộng Hà đã chia sẻ kinh nghiệm vấn đề "Làm thế nào để gây quỹ cho hoạt động đổi mới và nghiên cứu?".
Theo Bà, nâng cao kiến thức quản lý Nghiên cứu Khoa học và đổi mới sáng tạo, hiểu rõ về tầm quan trọng của việc hợp tác, phát triển chiến lược gây quỹ trong đơn vị và đạt được bền vững tài chính đó là những nội dung các giảng viên cần được tiếp cận.
TS. Nguyễn Duy Mộng Hà cũng chia sẻ những kinh nghiệm và sự thành công trong dự án ENHANCE, dự án được đồng tài trợ bởi chương trình Erasmus + của Liên minh Châu Âu, một Dự án xây dựng cấu trúc hoạt động ở cấp vĩ mô nhằm mục tiêu là hệ thống HE (Hệ thống Giáo dục Đại học) ở Việt Nam đến giảng viên ĐH Trà Vinh.
Đồng thời, TS Hà cũng giới thiệu một số mô hình hợp tác thành công giữa Tổ chức Giáo dục Đại học và Doanh nghiệp ở các nước Châu Âu. Bà cũng chỉ ra các nguồn quỹ từ Quốc tế như HORIZON 2020, Erasmus+.
Ở chuyên đề: Học tập phục vụ cộng đồng và học tập từ việc làm thực tế được PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan trình bày tại buổi báo cáo chuyên đề đến các giảng viên của Trường.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan khẳng định, học tập từ phục vụ cộng đồng và học từ công việc trong giáo dục đại học ở Việt Nam nhằm phục vụ cộng đồng hiệu quả và giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học thông qua trải nghiệm thực tế.
Nội dung trọng tâm của buổi báo cáo chuyên đề này tập trung phân tích các khái niệm Service Learning (học tập phục vụ cộng đồng) cũng như những khác biệt về vai trò, lợi ích và hiệu quả của nó đối với nhà trường, sinh viên và cộng đồng so với phương pháp học truyền thống.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan cho biết Service Learning là là một phương pháp vừa dạy và vừa học, một hình thức phục vụ cộng đồng, một dạng học tập dựa trên kinh nghiệm kết hợp hoạt động cộng đồng với học thuật; áp dụng kinh nghiệm hoạt động như một đề mục giảng dạy.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan: “Việc đổi mới xã hội trong một cộng đồng học tập gắn liền với thực tiễn dựa trên nhu cầu cộng đồng, Service Learning là sự kết hợp việc học hành trên lớp và phục vụ cộng đồng, giúp sinh viên hiểu hơn bản thân khi được khám phá và hình thành sự tự tin, sự cam kết cộng đồng.”
Bà chỉ ra sự khác nhau về tính hiệu quả và mức chênh lệch lợi ích giữa các bên: Nhà trường, sinh viên và cộng đồng giữa Service Learning và phương pháp học tập theo lối mòn truyền thống. Và Service Learning giúp sinh viên nhận ra giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách nhất định.
TS Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đánh giá cao nội dung báo cáo chuyên đề rất bổ ích, thiết thực, giúp các cán bộ giảng viên nhà trường thêm cách tiếp cận mới cho hoạt động dạy và học tại Trường Đại học Trà Vinh nói riêng và các trường Đại học ở Việt Nam nói chung.