GD&TĐ - Nhiều địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có tình trạng thừa một bộ phận giáo viên nhưng thực tế vẫn thiếu giáo viên rất nhiều, đặc biệt là cấp mầm non. Nguyên nhân là do tình trạng gia tăng dân số, chủ yếu là di dân cơ học tại các thành phố lớn. Trong khi đó số lượng giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng được phân bổ rất hạn chế, không đáp ứng kịp nhu cầu dạy học...
GD&TĐ - Tại phiên chất vấn sáng nay (6/6) đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã có trả lời làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm; trong đó có vấn đề hợp đồng giáo viên.
GD&TĐ - Đầu năm học 2018 - 2019, huyện Diễn Châu (Nghệ An) điều chuyển 109 giáo viên THCS chuyên môn Ngữ văn và Toán xuống bậc tiểu học. Việc điều chuyển có phần bất ngờ này được Phòng GD&ĐT lý giải là giải pháp duy nhất, nhưng nhiều giáo viên vẫn tỏ ra bức xúc.
GD&TĐ - Năm học 2018 - 2019, ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên có 15.956 biên chế giáo viên vẫn còn thiếu khoảng 1.500 giáo viên ở các bộ môn theo định biên nhân sự. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành GD-ĐT cho rằng: Vẫn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của công tác giáo dục, không để học sinh thất học.
GD&TĐ - Phát biểu thảo luận tại Hội trường Quốc hội chiều nay (26/10), đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) đề cập đến vấn đề thừa thiếu giáo viên hiện nay.
GD&TĐ - Năm học 2019 - 2020 sắp bắt đầu nhưng nỗi lo về biên chế giáo viên của các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn đó. Đặc thù vùng bị chia cắt bởi sông rạch, nhiều điểm trường nên giáo viên phải bảo đảm theo số trường, lớp. Nếu “căn” theo chủ trương tinh giản biên chế, cắt giảm cơ học, nguy cơ học sinh bỏ học, trường thiếu giáo viên là không thể tránh khỏi!
GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương trong cả nước đang đối mặt với khó khăn “nan giải” là biên chế giáo viên. Tuy vậy, nhiều nơi vẫn “áp” quy định tinh giản biên chế. Điều trớ trêu này khiến không ít trường học chật vật để bảo đảm việc dạy, học…
GD&TĐ - Ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau kiến nghị với Đoàn công tác của Bộ GD&Đ: Bộ cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan, sớm có hướng dẫn thực hiện chế độ “xét đặc cách” đối với giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015; điều chỉnh khung bậc lương cho phù hợp, trong đó có giáo viên mầm non...
GD&TĐ - Bộ Nội vụ tiếp tục khẳng định sẽ xét tuyển đặc biệt đối với các giáo viên hợp đồng lâu năm và sớm gửi văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong việc giải quyết vấn đề còn tồn đọng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều giáo viên lâu năm tại Hà Nội nhận được thông báo sẽ bị cắt hợp đồng. Như vậy, văn bản của Bộ Nội vụ có còn ý nghĩa?