GD&TĐ - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam vừa được công nhận đạt chuẩn và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học với 51/61 tiêu chí, đạt tỷ lệ 83,6%.
GD&TĐ - Chia sẻ với những khó khăn của các giáo viên mầm non trong cả nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ phối hợp cùng với các bộ ngành liên quan đề xuất những chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lí với những thầy cô tại bậc học này.
GD&TĐ - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài. Xung quanh nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có quy định mang tính ràng buộc về pháp lý hơn đối với cơ sở giáo dục liên kết đào tạo với nước ngoài.
GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
GD&TĐ - Đó là một trong những nội dung mà Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn UBND các tình, thành phố trực thuộc trung ương khi thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức lại các cơ sở giáo dục.
GD&TĐ - Trong các năm học qua, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ đó, chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có chuyển biến tích cực.
GD&TĐ - Thực tiễn giao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục của nước ta trong thời gian qua đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong đổi mới giáo dục. Để giải quyết vấn đề này trong các cơ sở giáo dục hiện nay, trước hết cần phải đổi mới phân cấp quản lý giáo dục để tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu mang lại những thay đổi to lớn trong chất lượng giáo dục.
GD&TĐ - Một trong những điều kiện tiên quyết để giáo dục đại học hội nhập quốc tế, đó là các trường phải được đảm bảo và kiểm định chất lượng, từng bước hình thành văn hóa chất lượng, nhất là hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh quyền tự chủ đại học.
GD&TĐ - Trước các ý kiến còn khác nhau của đại biểu Quốc hội về 2 chính sách mới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đó là: các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển, Ban soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu và sửa đổi.