Làm rõ các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển

Thứ bảy - 10/11/2018 05:29 415 0
GD&TĐ - Trước các ý kiến còn khác nhau của đại biểu Quốc hội về 2 chính sách mới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đó là: các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển, Ban soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu và sửa đổi.
Làm rõ các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Theo báo cáo của Chính phủ trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, về các loại hình cơ sở giáo dục, Quốc hội đồng tình với việc bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình trường và giao Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi loại hình trường.

Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn cần làm rõ khái niệm, sự khác biệt về cơ chế tài chính giữa cơ sở giáo dục tư thục với cơ sở tư thục không vì lợi nhuận; vấn đề sở hữu đối với phần tài sản hình thành trong quá trình tích lũy, tái đầu tư của cơ sở giáo dục tư thục, đặc biệt là phần tài sản chung hợp nhất không phân chia của trường tư thục không vì lợi nhuận; làm rõ chính sách ưu tiên cho loại hình này.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cụ thể về các điều kiện tham gia các hoạt động giáo dục (việc mở trường) đối với tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Theo đó, Ban soạn thảo sửa đổi quy định để xác định các loại hình cơ sở giáo dục theo nguồn gốc chủ sở hữu vốn và theo tính chất hoạt động.

Cụ thể nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình trường công lập, trường dân lập (đối với giáo dục mầm non), trường tư thục (gồm trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài);

Đồng thời, làm rõ hơn khái niệm, sự khác biệt về cơ chế tài chính giữa cơ sở giáo dục tư thục với cơ sở tư thục không vì lợi nhuận; vấn đề sở hữu đối với phần tài sản hình thành trong quá trình tích lũy, tái đầu tư của cơ sở giáo dục tư thục, đặc biệt là phần tài sản chung hợp nhất không phân chia của trường tư thục không vì lợi nhuận tại Điều 45 Dự thảo Luật.

Dự thảo Luật quy định trường tư thục do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định. Quy định này không phân biệt các loại tổ chức khác nhau nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Làm rõ các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển - Ảnh minh hoạ 2
Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cử tuyển

Thu hẹp đối tượng cử tuyển

Còn đối với chính sách cử tuyển, Quốc hội cơ bản đồng ý việc sửa đổi chính sách cử tuyển theo hướng thu hẹp đối tượng thụ hưởng, phù hợp với nhu cầu của địa phương và bảo đảm chất lượng đào tạo như quy định trong dự thảo Luật.

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách c tuyển phải dựa trên nhu cầu nhân lực của địa phương; chất lượng đầu vào và đào tạo cử tuyển cần được nâng lên để bảo đảm người học phải đạt các chuẩn đầu ra theo quy định.

Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các tiêu chí về xây dựng chỉ tiêu cử tuyển, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo thông qua hình thức cử tuyển, gắn với công tác quy hoạch cán bộ và nhu cầu sử dụng của địa phương; bảo đảm để chính sách được thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trên tinh thần đó, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cử tuyển. Theo đó Nhà nước dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để học sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.

Đồng thời bổ sung quy định biện pháp hỗ trợ cho người đi học theo chế độ cử tuyển để đảm bảo chất lượng đầu ra (Điều 84).

Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, bổ sung vào văn bản hướng dẫn Luật các tiêu chí về xây dựng chỉ tiêu cử tuyển, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo thông qua hình thức cử tuyển, gắn với công tác quy hoạch cán bộ và nhu cầu sử dụng của địa phương; bảo đảm để chính sách được thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập731
  • Hôm nay33,681
  • Tháng hiện tại311,811
  • Tổng lượt truy cập51,667,770
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944