ĐBQH đánh giá cao sự tiếp thu của Ban soạn thảo trong sửa Luật Giáo dục

Thứ bảy - 10/11/2018 00:56 423 0
GD&TĐ - Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao Ban soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của đại biểu từ kỳ họp lần thứ 5, giúp dự thảo Luật có bước tiến mới.
ĐBQH đánh giá cao sự tiếp thu của Ban soạn thảo trong sửa Luật Giáo dục

Đánh giá rất cao dự thảo trình Quốc hội lần này, đại biểu Võ Đình Tín (đoàn Đắk Nông) đồng thời đồng tình với việc mở rộng phạm vi sửa đổi và quan điểm về xây dựng Luật Giáo dục (sửa đổi) được nêu trong báo cáo tiếp thu giải trình của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục nhằm tạo cơ sở pháp lý, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính dân chủ và tính tự chủ của ngành Giáo dục ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay; nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước cũng như yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.

Về tên gọi, thống nhất tên gọi là Luật Giáo dục sửa đổi, vì lần này sửa đổi cơ bản và tương đối toàn diện.

Về các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông, đại biểu Võ Thường Tín cho rằng, không nên quy định cứng độ tuổi học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi, lớp 6 là 11 tuổi, lớp 10 là 15 tuổi.

Theo đại biểu, thực tế, nhiều cháu tham gia học không đúng tuổi vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như lý do sức khỏe. Do đó, quy định này nên để mở là: độ tuổi học lớp 1 là từ 6 tuổi; lớp 5 là từ 11 tuổi… để các cháu thuận lợi hơn khi tham gia học tập.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cũng đánh giá cao Ban soạn thảo đã có phiên bản mới, thể hiện ý kiến của đại biểu thảo luận tại kỳ họp thứ 5 vào dự thảo Luật. Bản này đã thể hiện được quan điểm rất lớn của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong việc xây dựng một luật gốc, luật khung về giáo dục để ban hành các luật chuyên ngành.

Đề nghị cân nhắc thêm các nội dung liên quan đến độ tuổi trẻ học mầm non, chương trình-sách giáo khoa, giáo dục thường xuyên, hội đồng trường, nâng chuẩn giáo viên mầm non, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh góp ý liên quan đến Điều 57 quy định tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường.

Trong đó đề nghị cần có quy định trở lại, nhà trường, cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể, xã hội hoạt động theo điều lệ và theo quy định của pháp luật; đặc biệt là các cơ sở giáo dục ngoài công lập…

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay16,075
  • Tháng hiện tại294,205
  • Tổng lượt truy cập51,650,164
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944