GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi và trình lên Chính phủ. Có thể thấy cả xã hội đang chờ đợi những thay đổi tích cực của ngành Giáo dục. Báo GD&TĐ đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình xung quanh vấn đề này.
GD&TĐ - “Việc sửa đổi Luật Giáo dục lần này rất có ý nghĩa rất quan trọng” - Ông Thái Văn Tài – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk - khẳng định sự ủng hộ với những nội dung trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đồng thời bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến những sửa đổi liên quan đến nâng chuẩn đào tạo cho giáo viên tiểu học từ cao đẳng sư phạm trở lên.
GD&TĐ - Sáng 12/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Unicef tổ chức Hội nghị về các vấn đề trẻ em trong Luật Giáo dục sửa đổi.
GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có 10 chương, 119 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 70 điều (tăng 34 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5). Ông Nguyễn Đức Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) – cho biết, ngoài các nội dung liên quan gián tiếp, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có 7 nội dung trực tiếp liên quan đến trẻ em.
GD&TĐ - Ngày 11/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1183/QĐ-TTg giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Trường ĐH Luật TPHCM được giao nhiệm vụ nghiên cứu những luận cứ khoa học để sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.
GD&TĐ - Trước các ý kiến còn khác nhau của đại biểu Quốc hội về 2 chính sách mới trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đó là: các loại hình cơ sở giáo dục và chính sách cử tuyển, Ban soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu và sửa đổi.
GD&TĐ - Sáng 28/12, Trường ĐH Luật TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học cấp Quốc gia góp ý cho Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi). Tham dự hội thảo ngoài các chuyên gia làm chính sách, Luật của nhà trường còn có sự tham dự của nhiều chuyên gia giáo dục đầu ngành cả nước.
GD&TĐ - Đa số ý kiến nhất trí với Điều 53 và Điều 58 của dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định về tổ chức, quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền chủ động của nhà trường thông qua các quy định về hội đồng trường trong cơ sở giáo dục phổ thông.