TVU – Tiếp nối giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5 đến giai đoạn 6, Chương trình Ươm mầm xanh tri thức càng khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện.
GD&TĐ - Trong 14 năm, cô Phạm Thị Huyền (Trung tâm GDNN-GDTX quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã dành một phòng trong căn nhà chật hẹp để nhận dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Cái tên lớp học tình thương Hạ Đình trở lên quen thuộc với người dân không chỉ ở khu vực Thanh Xuân.
GD&TĐ - Cùng với cả nước, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nguồn lực để chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia. Mỗi tỉnh, thành đều dành nguồn lực tốt nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh ôn tập và dự thi. Tất cả đều có cùng một quyết tâm “không để bất kỳ thí sinh nào bỏ thi do hoàn cảnh khó khăn”.
GD&TĐ - Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được nhận định có nhiều thay đổi, tác động đến giáo viên, HS và các nhà quản lý. Do vậy, tùy vào điều kiện thực tế mỗi trường, mỗi vùng mà hiệu trưởng, giáo viên có cái nhìn khác nhau, tìm lối đi phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tiếp nhận của HS.
GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh cho biết: Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã cơ bản hoàn tất. Quan điểm của Sở là không để xảy ra bất kỳ trường hợp nào không dự thì vì hoàn cảnh khó khăn.
GD&TĐ - Chưa đầy một tuần lễ nữa, Kỳ thi THPT quốc gia 2018 chính thức diễn ra. Cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả đã được các địa phương chú trọng. Đặc biệt, với các thí sinh nghèo, thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh dân tộc thiểu số đã được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ kinh phí, đi lại và nuôi ăn ở.
GD&TĐ - Thực hiện công tác vận động xã hội hóa trong việc xây dựng các loại bể bơi (cố định, di động), hỗ trợ phí học bơi cho học sinh thuộc diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn,...
GD&TĐ - Dù hoàn cảnh còn khó khăn, điều kiện đường xá xa xôi, lại bị chia cách bởi sông Lam, nhưng học sinh của 3 bản Chôm Lôm, Đồng Tiến, Yên Hòa (xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) rất hiếu học, chăm chỉ. Vừa qua, cầu Chôm Lôm bị lũ cuốn gãy chưa thể qua lại được, các em phải ở nhờ nhà người quen đi học nhưng toàn bộ 165 học sinh đều đến trường đầy đủ.
GD&TĐ - Trong một bài phân tích, chuyên gia tâm lý PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nhận định: Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau.
GD&TĐ - Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nó góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người phù hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân, nhằm xây dựng xã hội học tập… Tuy nhiên, trên thực tế việc PLHS sau THCS vẫn còn không ít thách thức.