GD&TĐ - Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường ĐH-CĐ trong cả nước đã công bố chính thức các phương án tuyển sinh. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả học bạ THPT là hai phương án được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh 2018. Vậy hai phương án tuyển sinh này có điểm gì thí sinh cần lưu ý.
GD&TĐ - Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai thông báo phương thức tuyển sinh hệ chính quy theo 2 phương thức: Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018 và xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc học THPT (xét Học bạ). Riêng đối với hệ cao đẳng liên thông hệ chính quy: Thi tuyển.
GD&TĐ - Việc các trường công lập chất lượng cao ở Hà Nội sẽ xét tuyển học bạ, dù được cho phép kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh, sẽ góp phần giải quyết tình trạng các phụ huynh đổ xô cho con đi luyện thi vào lớp 6 như thời gian vừa qua.
GD&TĐ - Với nhiều phương thức mở trong xét tuyển vào ĐH-CĐ như năm nay, cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH-CĐ của các thí sinh là rất lớn. Trong đó, phương thức xét tuyển bằng học bạ phổ thông được xem là “chìa khóa” khá chắc chắn để thí sinh hiện thức hóa mơ ước của mình ngoài phương thức sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia.
GD&TĐ - Hoàn thiện hệ thống tuyển sinh trực tuyến, xây mới, cải tạo trường học và cho phép một số trường tự chủ tuyển sinh bằng xét tuyển bằng học bạ là những biện pháp mà Sở GD&ĐT áp dụng để giảm áp lực tuyển sinh đầu cấp trong năm học này.
GD&TĐ - Với ưu điểm linh hoạt, thuận tiện và đặc biệt là cho phép thí sinh chủ động hơn trong quá trình xét tuyển, phương thức xét tuyển Đại học bằng học bạ lớp 12 đang dần khẳng định được sức hút của mình.
GD&TĐ -Những năm qua, bên cạnh hình thức xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia, nhờ hình thức xét tuyển học bạ THPT mà cánh cửa đại học (ĐH) rộng mở hơn cho thí sinh (TS). Năm 2018, ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục xét tuyển ĐH theo hai phương thức trên với tổng chỉ tiêu là 5700.